"Các nhiên liệu hóa thạch như than đá hoặc khí đốt sẽ được sử dụng nhiều gấp 5 lần hiện tại cho những hoạt động liên quan đến Bitcoin và chắc chắn tác động không mấy tích cực đến môi trường", 🔥nhà kinh tế học Alex de Vries, người nhiều năm nghiên cứu về ô nhiễm và chất thải điện tử do khai thác Bitc♍oin, nhận xét.
Trung Quốc là nước có hệ thống đào Bitcoin lớn nhất thế giới xét về năng lực khai thác (hashrate), chiếm khoảng 65% toàn cầu trong tháng 4. Khi đó, các mỏ đào chủ yếu sử dụng nguồn điện n🌺ăng từ thủy điện và nhiệt điện dùng than đá. Tuy nhiên, lệnh cấm gắt gao đã buộc gần 100% mỏ đào ngừng hoạt động tính đến hết tháng 9.
Michel Rauchs, chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Cambridge, cho biết: "Mỹ dường ✱như đang trở thành trung tâm🍷 khai thác tiền điện tử lớn nhất".
Đầu năm nay, khi Trun💙g Quốc bắt đầu giới hạn khai thác tiền số, nhiều thợ đào bắt đầu "di cư" đến Mỹ - nơi có các nhà máy điện dùng than đá và khí đốt công suất lớn. Thậm chí, cơn sốt khai thác Bitcoin đã giúp một nhà máy nhiệt điện dùng khí đốt ở Dresden, New York "hồi sinh" sau nhiều năm bỏ hoang. Một nhà máy điện dùng than đá khác ở Pennsylvania cũng hoạt động trở lại sau thời gian hoạt động cầm chừng.
Giới chuyên gia lo ngại, việc ngày càng có nhiều công ty đặt nhà máy khai thác Bitcoin tại Mỹ có thể dẫn đến ô nhiễm bầu khí quyển nhiều hơn, ngay cả ở những khu vực nhà máy sản xuất năng lượng sạch như điện mặt trời hay thủy điện. "Khi các nhà máy điện dùng năng lượng tái tạo hoạt động hết công suất, chúng có thể chuyển sang nhiên liệu hóa thạch để tăng nhu cầu", Sus🦹anne Köhler, nghiên cứu sinh tại Đại học Aalborg (Đan Mạch) bình luận. "Bên cạnh đó, những thứ xung ♉quanh khu vực đó cũng đắt đỏ hơn bình thường".
Thực tế, các thợ đào Bitcoin đang đổ xô đến những nơi có thủy điện giá rẻ, bao gồm Đông Wenatchee, Washington và Plattsburgh. Việc khai thác 🎉tiền số tại đây tiêu tốn rất nhiều điện. Người dân địa phương cũng phải trả tiền điện theo giá mới cao hơn trước.
Cùng với Mỹ, Rauchs cho biết Kazakhstan và Nga là hai quốc gia thu hút nhiều thợ đào Bitcoin. Kazakhstan, trước đó cũng có nhiều nhà máy khai thác tiền số, vẫn chủ yếu dựa vào than để sản xuất điện. Nga cũng chỉ có 17% thủy điện, còn lại là các 🀅nhà máy dùng nhiên liệu hóa thạch.
"Giá Bitcoin đang ở mức 43.000 USD và liên tục tăng, là động lực để các nhà máy tăng năng suất khai thác", một chuyên gia nói với The Verge. "Nó cần nhiều năng lượn൲g hơn, từ đó khiến môi trường ô nhiễm hơn. ♈Kể cả khi có sự thay đổi của Trung Quốc, mức tiêu thụ năng lượng từ các hoạt động khai thác Bitcoin vẫn tăng trưởng trong năm nay trên toàn cầu".
Hiện tại,ဣ có một số loại tiền điện tử, chẳng hạn Ethereum, đã thay đổi thuật toán trên quy trình khai thác mới để giúp máy đào tiêu tốn ít năng lượng. Dù vậy, một số chuyên gia nhận định, khi Bitcoin vẫn là đ💦ồng tiền số giá trị nhất, các mô hình khai thác gây ô nhiễm môi trường vẫn còn tồn tại.
Bảo Lâm (theo The Verge)