Các "ATM gạo" được đặt tại Trường Cao đẳng công nghiệp Huế (phường Vĩnh♛ Ninh), trường Đại học Phú Xuân (phường Phú🎀 Nhuận) và Nhà thi đấu tỉnh (phường Xuân Phú).
Từ sáng sớm, rất đông người dân là lao🌊 động nghèo đã tập trung xếp hàng dài trên vỉa hè tại các địa điểm này. Người đến nhận gạo được hướng dẫn đứng cách nhau 2 m tại các kẻ vạch dấu. Công an phường và lực lượng dân quân cũng được huy độnꦓg để hướng dẫn người dân và giữ gìn trật tự.
Trước khi vào điểm phát tại trường Đại họ🧜c Phú Xuân, người dân được hướng dẫn rửa tay sạch bằng cồn đặt trước cổng. Người nhận lấy bao nylon ở bên cạnh và bấm nút nhận gạo. Mỗi lượt bấm được 2 kg.
Rời máy "ATM gạo" với 2 kg gạo trên tay, bà Nguyễn Thị Tẹo (53 tuổi, phường Hương Sơ) cho biết, thu nhập chính của gia đình bà phụ thuộc vào người chồng đạp xích lô chở khách du lịch. Tuy nhiên, hai tuần nay, chồng bà không thể hành nghề bởi Covid-19 nên mọi sinh hoạt trong gia đình rất khó khăn.
"Đối với nhiều gia đình, 2 kg gạo không là 🌺gì song đối với tôi đây là một món quà quý giá. Lúc khó khăn như thế này, người ta cho gạo là mừng lắm rồi" bà Tẹo nói.
Sáng 14/4, gần 1.000 người dân là ꦅlao động nghèo đã tập trung về 3 điểm nhận gạo miễn phí. Theo các đơn vị tổ chức, khi nào hết gạo thì chương trìn🏅h mới kết thúc.
Mô hình "ATM gạo" do anh Tuấn Anh (35 tuổi, giám đốc công ty khóa điện tử) khởi xướng đầu tiên ở TP HCM. Sau 🐻🌱đó, nhiều địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, Cà Mau... hưởng ứng để giúp những người nghèo thật sự khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19.
Võ Thạnh