ꦏHồi tháng 11, khám sức khỏe học sinh tại trường, bác sĩ nghe tim phổi của bé Châu ghi nhận âm thổi rất lớn, khuyên gia đình đưa bé đến bệnh viện khám chuyên khoa.
൩Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, bác sĩ ghi nhận da bé tím nhẹ, chỉ số SpO2 91% (ở người khỏe mạnh phải trên 95%). Bé suy dinh dưỡng nặng (cao 139 cm, nặng 18 kg), không có triệu chứng như khó thở, đau ngực, ngất, yếu chi...
🐎Ngày 15/12, BS.CKI Phạm Thục Minh Thủy, khoa Tim bẩm sinh, Trung tâm Tim mạch, chẩn đoán bé bị rò động tĩnh mạch phổi, túi phình có kích thước khoảng 30x23 mm, động mạch nuôi 7 mm. Đây là tình trạng các động mạch và tĩnh mạch phổi kết nối bất thường. Ở phổi của người bình thường, các động mạch mang máu từ tim đến những động mạch nhỏ hơn, sau đó đưa máu vào mao mạch. Mao mạch làm chậm lưu lượng máu.
🐼Ở bệnh nhân rò động tĩnh mạch phổi, các động mạch, tĩnh mạch được kết nối trực tiếp không thông qua mao mạch, tạo thành túi phình bất thường giữa động và tĩnh mạch làm giảm trao đổi khí, giảm nồng độ oxy, gây khó thở.
Ngoài ra, thành của các động mạch và tĩnh mạch bất thường yếu hơn bình thường, bệnh nhân có nguy cơ ho ra máu. Cục máu đông hoặc vi khuẩn trong hệ tĩnh mạch đi thẳng vào hệ động mạch mà không được lọc lại ở phổi, thường đi tới các mạch máu não gây đột quỵ hoặc áp xe não. Các biến chứng khác thường gặp gồm suy tim, tăng áp động mạch phổi.
♚Các bác sĩ hội chẩn quyết định thông tim can thiệp ít xâm lấn cho bệnh nhi. BS.CKI Vũ Năng Phúc, Trưởng khoa Tim bẩm sinh - Trung tâm Tim mạch, cho biết túi rò nằm ở thùy trên của phổi trái nên ê kíp phải đưa ống dẫn lớn và dụng cụ bít lên động mạch phổi nuôi túi phình qua nhiều góc quanh co liên tiếp. Sau can thiệp, hệ thống mạch máu nuôi túi rò được bít hoàn toàn, SpO2 của bệnh nhân tăng lên 98%. Một ngày sau, sức khỏe ổn định, bé xuất viện.
🅰 cho biết rò động tĩnh mạch phổi là dị tật bẩm sinh, tỷ lệ khoảng 1/50.000, xảy ra ở phụ nữ nhiều gấp đôi so với nam giới. Bệnh thường phát triển trong quá trình hình thành của thai nhi hoặc ngay sau khi sinh, khoảng 10% trường hợp được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ. Trước đây, phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất cho người rò động tĩnh mạch phổi. Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ thắt túi rò, cắt bỏ túi rò, cắt thùy phổi hoặc một phần phổi. Phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu, vết mổ lớn, thời gian hồi phục lâu.
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚHiện, phương pháp được ưu tiên lựa chọn là bít túi rò động tĩnh mạch phổi bằng luồn ống thông qua da. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như không vết mổ, hồi phục nhanh, nằm viện ngắn, giảm nguy cơ nhiễm trùng, theo bác sĩ Phúc. Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ cần có tay nghề vững, trang thiết bị hiện đại.
Không có biện pháp phòng ngừa rò động tĩnh mạch phổi. Bệnh có thể được phát hiện thông qua các lần khám sức khỏe. Nhờ nghe tiếng tim hoặc âm thổi bất thường, đo SpO2 thấp hơn bình thường như bé Châu, bác sĩ chỉ định cho trẻ siêu âm tim𝓰 và các cận lâm sàng khác như X-quang tim phổi, chẩn đoán bệnh sớm.
Thu Hà
* Tên bệnh nhi đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |