Tối 14/1, Quỳnh Hoa (32 tuổi, Hà Nội) cùng bố mẹ chồng, ông xã và con gái đi xem liveshow Nhớ và quên - chương trình mừng nhạc sĩ Phạm Tuyên bước sang tuổi 88 và kỷ niệm hơn 60 năm hoạt động âm nhạc của ông. Được tặng vé đi xem, Quỳnh Hoa thú thực chị không rõ nhạc sĩ sáng tác những bài gì. "Chỉ biết ông viết rất nhiều ca khúc cho thiếu nhi và có bài Cánh én tuổi thơ", chị tâm sự.
Khi khán giả đã ổn định chỗ ngồi, đèn khán đài tắt, mọi sự chú ý dồn về phía sân khấu. Sau những hình ảnh của nhạc sĩ, một giọng trẻ thơ cất lên giai điệu quen thuộc: "Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu...".
Lúc này, Quỳnh Hoa mới "À" một tiếnꦕg. Chị tâm sự hóa ra suốt mấy chục năm trưꦺớc, chị vẫn nghêu ngao ca khúc Chiếc đèn ông sao của nhạc൩ sĩ Phạm Tuyên bên bạn bè vào mỗi dịp Trung Thu. Rung chân theo nhịp ca khúc, chị cầm tay con gái sáu tuổi để vỗ, miệng lẩm nhẩm hát theo. Bé Kim Chi ngồi trong lòng mẹ thích thú hưởng ứng bằng cách lí lắc nghiêng đầu theo giai điệu và hát cùng mẹ. Cô bé khoe đây chính là꧂ bài hát các cô giáo dạy để biểu diễn ở trường.
*Video: Nhạc sĩ Phạm Tuyên đón sinh nhật tuổi 88 trên sân khấu
Không chỉ chị Quỳnh Hoa, nhiều người tới xem chương trình cũng rơi vào trạng thái bất ngờ khi nghe các sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Cứ mỗi lần một giai điệu nào đó được cất lên, đâu đó trong khán phòng, vài khán giả lại rỉ tai nhau: "Hóa ra lâu nay mình hát ca khúc do ông sáng tác mà không hay". Tuy vậy, sau những sự bất ngờ ấy, mọi người yêu nhạc đều có điểm kết thúc chung. Họ nhanh chóng hòa mình cùng giai điệu, có người vỗ lên tay ghế, người lại gật gù theo 🐻tiếng phách, tiếng trống.
Ở một góc khán đài, Tuấn Giang (27 t🅺uổ♏i, Hà Nội) rưng rưng khi nghe lại những bài hát quen thuộc. Anh tâm sự: "Tôi thấy cả tuổi thơꦛ mình như hiện ra trước mắt. Đó là cái thời 'ngồi bô', mới đến🀅 trường chẳng biết gì khác ngoài đồ chơi và bài hát Trường chúng cháu là trường mầm non. Đến khi biết nhiều hơn, tôi hay cầm phiếu bé n🅰goan về khoe mẹ và hát🥂 Cả tuần đều ngoan".
Khán giả trẻ này cũng nhớ lại những tháng ngày gia đình gặp khó khăn, bố mẹ đi làm xa, anh ch🍌ị em trong nhà không có gì chơi, đành ngồi rủ nhau chơi đếm chân theo ca khúc Rềnh rềnh ràng ràng hay lấy cành cây, lá rơi dọc đường kết giả quang gá﷽nh, vừa gù🌃 lưng giống các bà, các mẹ vừa hát Gánh gánh gồng gồng. Suốt quãng đời tiểu học, mọi sinh hoạt tập thể trong trường của anh và các bạn, từ tập thể dục mỗi sáng đến ca múa, đều gắn liền những bài há♛t của nhạc sĩ Phạm Tuyên như Chú voi con ở Bản Đôn, Tiếng chuông và ngọn cờ hòa bình hay Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội.
Khán giả tới dự liveshow của nhạc sĩ Phạm Tuyên đủ mọi lứa tuổi, từ những bé em loắt choắt chạy nhảy, đùa nghịch khắp sảnh đến các🅘 cụ già tóc bạc phơ, thậm chí nhiều người khó khăn khi nhấc từng bước, phải để con cháu dìu. Trong khán phòng, nhiều người xem lớn tuổi cũng khẽ ngâm nga theo tiếng nhạc vui tươi hay vỗ tay khi thấy các em bé xuất hiện trên sân khấu.
Con người và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Tuyên được khắc họa rõ qua các tiết mục cũng như chia sẻ của ông trên sân khấu hay lời kể của người thân.
Ở tuổi๊ 88, sức khỏe Phạm Tuyên không còn được như trước. Hình ảnh người nhạc sĩ chậm chạp cất từng bước khi được mời lên sân khấu gây ấn tượng mạnh cho khán giả. Phạm Tuyên cần sự giúp đỡ của MC Lại Vân Sâm mới tiến được tới gần cây đàn piano. Trong lúc nghe con gái út - chị Phạm Hồng Tuyến - cღhia sẻ về những kỷ niệm với bố, chuyện các sáng tác của ông gắn bó chặt chẽ với từ🌜ng giai đoạn đi học của chị ra sao, nhạc sĩ lấy tay che miệng ho nhẹ.
Ngồi trước khán giả, nhạc sĩ Phạm Tuyên luôn nhìn thẳng và cười hiền. Được mệnh danh là "Nhạc sĩ của trẻ thơ" khi số lượng ca khúc dành cho thiếu nhi tới hơn 200 bài nhưng ông chỉ khiêm 🔜tốn: "Tôi nghĩ ai cũng yêu các em nhỏ như mình. Mọi người nói vậy chẳng qua vì yêu🧸 mến những bài hát của tôi mà thôi".
Vốn là người sống nội tâm, kín đáo, ít khi thể hiện cảm xꦐúc riêng, nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn khó giấu được tình yêu đặc biệt với con trẻ. Khi😼 được các em nhỏ vây quanh để chúc mừng sinh nhật bằng bài hát Chiếc đèn ông sao, ông vừa cười vừa nhìn quanh hát theo.
Nhưng tình yêu của Phạm Tuyên không chỉ dành cho thiếu nhi. Suốt chương trình, bên cạnh những bài hát của trẻ thơ, khán giả còn được gặp lại những giai điệu quen thuộc khác, từ Chiếc gậy Trường Sơn, Con kênh ta đào, Giá em đừng yêu anh, Hà Nội những đêm không ngủ, Những ngôi sao ca đêm, Khúc hát ru của người mẹ trẻ, Từ một ngã tư đường phố, Gửi nắng cho em, Năm bông hồng trắng, Nhớ và quên...
Mỗi chặng đường lịch sử của dân tộc, từ lúc bom rơi đạn lạc đến khi hòa bình xây dựng đất nước, đều được tái hiện rõ rệt qua âm nhạc của ông. Ở đó, người hâm mộ thấy được một Phạm Tuyên đậm chất tự sự và trữ tình. Ẩn sau mỗi bài hát dù viết về tình yêu đôi lứa hay đất nước, ông luôn bày tỏ niềm đau đáu về hòa bình. Nỗi s𝔍ợ chiến tranh khiến cho đôi lứa xa cách, bom đạn tàn phá quê hương... ám ảnh trong từng câu hát tưởng chừng hân hoan nhất.
Đêm nhạc được đạo diễn sân khấu Phạm Hoàng Nam "gia giảm" vừa phải, đúng chất con người và sự đơn giản của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Toàn bộ sân khấu được sắp xếp thành những bậc thang lớ🐻n để dàn nhạc sống ngồi chơi, phía sau là màn hình lớn để trình chiếu những hình ảnh trong quá khứ. Ánh sáng cũng được điều chỉnh màu sắc, cường độ để đồng điệ﷽u với mọi hoạt động trên sân khấu. Mọi thứ ăn nhập với nhau đến từng chi tiết. Càng về cuối, chương trình càng khiến người xem dễ rơi nước mắt.
Con gái út của nhạc sĩ Phạm Tuyên từng tâm sự chị gặp không ít người hát nhạc của bố mình mà không biết ca khúc đó do ông sáng tác. Nhưng có lẽ điều này cũng chẳng khiến Phạm Tuyên quá bận tâm. Bởi ông từng tâm sự: "Tôi nghĩ phần thưởng lớn nhất đối 💙với người nghệ 𒊎sĩ là được nhìn thấy sức sống dài lâu của tác phẩm mình tạo ra. Bài hát nào được cất lên cũng là điều quý báu".
Video: Mai Anh