Việt Nam vẫn nghiêm cấm các hành vi mang thai hộ và sinh sản vô tính. Đề xuất mới đây của Bộ Y tế và một số ban ngành về việc cho phép mang thai hộ đã thắp lên hy vọng được làm cha mẹ cho những cặp v🍬ợ chống vốn gian nan trên hành trình tìm con෴.
Chị Nguyễn Thị Liễu (Thanh Xuân, Hà Nội) kết hôn được 4 năm꧃ và 3 lần sảy thai do dị dạng tử cung. Bác sĩ cho biết, muốn có con, chị chỉ còn cách duy nhất là nhờ người khác mang thai, đồng thời cảnh báo ở Việt Nam cách này vẫn bị cấm.
Chị Liễu lên mạng kiếm thông tin và gặp nhiều trường hợp giống mình, trong đó từng có người đạt được ước nguyện làm mẹ nhờ “lách luật” hoặc ra nước ngoài tìm “đẻ thuê”. Vợ chồng chị đều là giáo viên, không có khả năng tài chính để ra nước ngoài làm dịch vụ nên chỉ còn biết vừa cố gắng kiếm người m𒀰ang thai hộ, vừa tìm bác sĩ trợ giúp.
May mắn tưởng nh𒊎ư đã mỉm cười khi chị gặp một bác sĩ đồng ý giú🧔p, đồng thời qua mạng liên hệ với một người mang thai hộ. Đó là một cô gái trẻ, sinh năm 1991, đã có một con trai 2 tuổi. Cô ta nói vì khó khăn quá nên quyết định mang thai hộ và ra giá 80 triệu đồng cho quá trình 9 tháng 10 ngày.
Sau vài lần gặp gỡ và bàn𓂃 bạc, vợ chồng chị Liễu đồng ý, thuê cho gia đình người phụ nữ trẻ một căn phòng gần nhà mình để tiện chăm sóc khi thai nghéওn. Chị dẫn người này đi khám sức khỏe, xét nghiệm, hoàn tất hồ sơ cấy phôi vào tử cung, cô ta lại ra yêu cầu ngay khi có thai cần nhận được 1/3 số tiền, phần còn lại đưa khi mẹ tròn con vuông.
“Mình vô cùng hoang mang, thấy như bị hụt hơi sau khi gắng sức. Bao nhiêu câu hỏi đặt ra: Lỡ họ nhận tiền rồi bỏ đi thì sao, lỡ thất bại thụ th🐓ai thì thế nào, lỡ họ không trả lại con cho mình... Và cuối cùng quyết định chấm dứt”, chị Liễu thổ lộ.
Chị cho biết, sau lần nhờ đẻ thuê hụt vừa rồi, chị càng đau khổ, và đưa ra quyết định khó khăn: giải thoát cho chồng đi tìm hạnh phúc🎐 mới.
Cũng rơi vào hoàn cảnh này, chị Thu Hà (Từ Sơn, Bắc Ninh) vẫn nuôi hy vọng có thể làm mẹ sau gần 8 năm chữa vô sinh khắp nơi. Chị có tử cung đôi, đã phẫu thuật bỏ vách ngăn nhưng sau 5 lần thụ tinh trong ống nghiệm vẫn không thành. Ở tuổi gần 40, vợ chồng chị khắc khoải m🐻ong con. Hai năm trước, một người chị họ đã đồng ý mang thai giúp nhưng từ đó tới nay, chị đã tìm kiếm nhiều nơi nhưng chưa có bệnh viện nào đồng ý thực hiện việc này.
“Tìm con đã khổ, lại lúc nào cũ🐼ng nơm nớp vì tâm lý làm điều phạm pháp, ꦗvợ chồng mình mòn mỏi quá rồi”, chị Hà thổ lộ.
Tại TP HCM, nhiều cặp vợ chồng cũng đau khổ cho biết nếu luật không cho phép mang thai hộ thì họ sẽ không có người nối dõi.
Cưới nhau được 5 tháng, chị ꧂Hoa nhà ở Tân Bình, mắc chứng lạc nội mạc tử cung phải cắt bỏ dạ con. "Chúng tôi không biết phải xoay trở thế nào khi cả tôi 𒁏và ông xã đều là con một. Buồng trứng tôi vẫn còn, chồng cũng khỏe mạnh nhưng 3 năm nay chúng tôi tìm mọi cách nhưng vẫn không thể mang bầu", chị Hoa nói.
Cô giáo 33 t♚uổi cho biết, năm 2012 chị tìm được một người chấp nhận mang thai hộ nhưng khi đến bệnh viện thì bị từ chối vì luật không cho phép. "Xin con nuôi không khó, nhưng dù thương yêu đến mấy thì con nuôi vẫn không phải là huyết thống của mình", chị Hoa tâm sự.
Tương tự, chị Xuân nhà ở quận 8 cho hay, đề xuất chuyện cho mang thai hộ của Bộ Y tế là niềm hy vọng duy nhất cho gia đình chị. Chị công nhân may 36 tuổi cho biết, cách đây 6 năm chị bị chứng u xơ phải cắt bỏ tử cung. "Xui rủi là gia đình hai bên toàn con một, nếu tôi và ông xã không thể có con thì coi như nhà tôi kh🅰ông còn thế hệ kế tiếp", chị Xuân nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, đồng thời là giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, "mang thai hộ” là lấy noãn của người vợ (vì lý do sức khỏe mà không thể mang thai) và tinh trùng của người cꦦhồng để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Khi noãn và tinh trùng gặp nhau tạo thành phôi thì sẽ chuyển phôi vào dạ con của người phụ nữ khác. Khi đó, tử cung của người phụ 𝔍nữ mang thai hộ giống như một môi trường sống tốt nhất - ngôi nhà cho một đứa trẻ - đứa con của người khác.
Một bác sĩ chuyên chữa vô sinh, hiếm muộn tại một bệnh viện ở Hà Nội cho hay, pháp luật Việt Nam vẫn cấm mang thai hộ nên những trường hợp cần hỗ trợ sinh sản bằng cách này thường chỉ cố gắng tìm cách “lách luật” hoặc ra nước ngoài làm dịch vụ. Thực tế, vẫn có những đơn vị tư, bác sĩ chấp nhận giúp bệnh nh♊ân cấy phôi cho người mang thai hộ, bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như người phụ nữ muốn nhờ mang thai hộ sẽ lấy danh nghĩa hiến trứng cho một phụ nữ khác rồi thụ tinh trứng đó với tinh trùng của chồng và cấy vào người kia…
ꦅ Đại diện Bệnh viện Từ 𝓡Dũ, TP HCM cho biết, nhiều cặp vợ chồng không thể có con vì người vợ bị bệnh lý bẩm sinh hoặc các bệnh lý phát sinh phải cắt bỏ tử cung hay bệnh lý tim mạch khiến không thể làm mẹ.
"Không ít trường hợp đến trung tâm hỗ trợ sinh sản của bệnh viện xin được thụ thai trong ống nghiệm sau đó đưa vào tử ꦦcung của người chấp nhận mang thai🐈 hộ nhưng chúng tôi đều từ chối bởi sai luật", một bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn nói.
Bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP HCM, c꧑ho biết, về mặt kỹ thuật, nếu người vợ còn buồng trứng và người chồng có tinh trùng thì chuyện nhờ người khác mang thai 🐼hộ là không khó.
"Với trình độ hiện nay, các trung tâm hỗ trợ sinh sản có thể thực hiện tốt vi﷽ệc thụ thai bên ngoài và đưa vào dạ con của người mang thai hộ. Vấn đề còn lại chỉ là luật có cho phép hay không", ông Tường nói.
Minh Thùy - Thiên Chương