Thời gian qua, cuộc khẩu chiến giữa chủ nhà mặt tiền và tài xế đỗ ôtô chắn cửa đang nóng lên hơn bao giờ hết với hàng loạt vụ việc với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Ban đầu, đó có thể chỉ là chuyện lời qua tiếng lại, lớn hơn thì mẫu thuẫn chửi bới, treo biển cấm đỗ. Gần đây, có thêm trường hợp nữ tài xế ở Hà Nội bị tạt sơn vì đỗ xe bên hông nhà người khác gây nhiều tranh cãi trái chiều. Và mới nhất, thêm một vụ việc nữa được ghi lại và chia sẻ trên mạng xã hội. The🅺o đó, một chủ nhà vì quá bức xúc khi bị ôtô đỗ 𝓀chắn bên hông nhà, đã vác vật cứng ra đập phá chiếc xe, gây hư hại nghiêm trọng.
Nếu chiếu theo Khoản 3 và 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe ở nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe. Như vậy, rõ ràng, tài xế đỗ ôtô trong trường hợp này đã vi phạm luật khi đỗ xe sai quy định. Hành vi này chắc☂ chắn sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật nếu chủ nhà trình báo sự việc lên cơ quan chức năng.
Tuy nhiên, thay vì làm theo đúng quy trình, người này lại chọn cách trả đũa tài xế đỗ xe trước mặt tiền nhà mình bằng một hành động không thể chấp nhận được, đó là đập phá ôtô của người khác. Tính sơ sơ phần thiệt hại bao gồm hai gương c♎hiếu hậu, kính sau, sơn, gò hai bên cửa và cốp, đồng sơn... chắc hẳn cũng không dưới 50 triệu đồng.
Trong khi đó, theo Điều 178 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Nếu gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.🐻000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Nếu chủ nhân chiếc ôtô khởi kiện trong trường hợp này, chủ nhà khó thoátꦐ vòng lao lý.
>> Đòn thù 'tạt sơn ôtô đỗ trước mặt tiền nhà'
Theo dõi các cuộc tranh luận xung quanh chủ đề này thời gian gần đây, tôi thấy lo lắng khi một bộ phận không nhỏ ủng hộ, cổ súy cho cách hành vi tạt sơn, dán băng keo nhằm trả đũa tài xế🔴 đỗ xe chắn cửa. Có thể điều đó bắt nguồn từ ngọn lửa giận dữ khi luật Giao thông đường bộ vẫn còn nhiều thiếu sót, kẽ hở, chưa thật sự bảo vệ được quyền lợi chính đáng của những người có nhà mặt tiền b🥀ị ôtô đỗ chắn cửa. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, mọi hành vi phá hoại, vượt ra khỏi giới hạn mà phát luật cho phép đều không thể chấp nhận được với bất cứ lý do gì.
Có lẽ, đã đến lúc người Việt cần tỉnh táo, kiềm chế bản thân trước mỗi quyết định tự phát. Những hành động đỗ xe sai quy định cần phải bị xử lý triệt để, nhưng những hành vi trả đũa, cố ý phá hoại tài sản người khác cũng càng cần phải bị xử nghiêm để làm gương 🧸và lập lại trật tự xã hội. Chúng ta không thể cứ cho mình cái quyền "thay trời hành đạo", giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực như vậy. Đó không là lề thói đúng đắn của một xã hội văn minh. Thượng tôn pháp luật luôn phải là kim chỉ nam cho mọi h♑ành động của con người.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.