"Hoàng Đức xuống chơi ở giải hạng Nhất, trình độ chuyên môn chắc chắn sẽ không thể bằng được V-League, vậy thì có cơ hội nào để tiến bộ hơn nữa để cống hiến cho đội tuyển quốc giả? Ở tuổi này, vào độ chín của sự nghiệp, các cầu thủ thế giới thường hy sinh chuyện tiền bạc để tìm kiếm những thử thách ở mọi đấu trường chuyên nghiệp hơn,♏ từ đó phát triển bản thân tối đa".
Đó là quan điểm của độc giả Khoaphamduy xung quanh câu chuyện tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức quyết định xuống chơi ở giải Nhất với lý do 'cần kinh tế tốt để lo cho gia đình'. Trước đó, việc Hoàng Đức rời Thể Công được xác nhận từ giữa tháng 7 sau khi đôi bên kh𒈔ông tìm được tiếng nói chung về các điều khoản, cộng với một số lời đề nghị từ bên ngoài dành cho tiền vệ tuyển Việt Nam. Mức phí lót tay cao cùng khả năng trở lại V-League sau một mùa được cho là những lý do khiến tiền vệ này chấp nhận xuống hạng Nhất thi đấu cho Ninh Bình. Theo một số nguồn tin, Hoàng Đức có thể nhận từ 8 đến 10 tỷ đồng lót tay mỗi mùa.
>> '20 năm qua Việt Nam không có cầu thủ n🍌ào đẳng cấ😼p'
Trong khi đó, với quan điểm trái ngược, bạn đọc Phạm Thành Trung lại thông cảm với quyết định của Hoàng Đức: "Chẳng có vấn đề gì khi một cầu thủ thi đấu thì tiền lương cả. Đã đi làm, ai chẳng muốn lo cho gia đình. Ở một thời điểm cần phải thay đổi, cần lựa chọn bước đi tiếp theo, các bạn có cân nhắc đủ thứ không? Mỗi chúng ta khác nhau ở nhiều điểm: đặc điểm, tính cách, hoàn cảnh... nhưng những vấ❀n đề như sức khỏe, tinh thần, trách nhiệm... không khác nhau mấy.
Nhìn lên xa một chút, ở tầm thế giới, chúng ta thấy Messi cũng phải đưa ra một quyết định tương tự khi chuyển đến Inter Miami, một đội bóng bét bảng ở một giải đấu không nằm trong top thế giới. Tất nhiên, sau quyết định꧋ này, Messi cũng vấp phải sự chỉ trích, chê bai dữ dội từ phía người hâm mộ. Nhưng rồi sau đấy thì sao, chính M10 đã giúp cả một nền bóng đá Mỹ thay đổi, giúp đội bóng của anh từ ví trí đáy bảng đ🥃i lên vị trí cạnh tranh cup vô địch đó thôi.
Tôi c🌺ho rằng, không quan trọng bạn ở đâu, đến đâu, điều quan trọng bạn giúp cho mọi thứ quanh mình tốt đẹp hơn, phát triển hơn. Tôi cũng mong Hoàng Đức sẽ có những kết quả tương tự khi tới Ninh Bình. Lúc đó, việc xuống giải hạng Nhất cũng chỉ như một nhịp trầm để rồi thăng hoa ng📖ày mai".
Nhìn nhận câu chuyện tuyển thủ quốc gia xuống chơi ở giải hạng Nhất, độc giả Indochinarental nhận định: "Đúng là không có đúng hay sai trong câu chuyện này, tất cả đều là do lựa chọn của mỗi cá nhân mà thôi. Tuy nhiên, tôi cho rằng quyết định của Hoàng Đức cũng bị ảnh hưởng khá lớn từ cơ chế và cách làm bóng đá ở Việt Nam, nơi mà cầu thủ được nhận mức đãi ngộ cao hơn nhiều so với năng lực thật sự của họ.
Ở nước ta, các CLB có thể thoải mái vung tiền mua sắm cầu thủ mà không có một cơ chế nào về cân bằng tài chính để siết chặt quản lý bóng đá theo con đườ꧟ng phát triển bền vững. Hậu quả là các CLB vẫn chỉ '💯ăn xổi ở thì' được một hai mùa, đến khi hết tiền thì tan đàn xẻ nghé.
Nếu cầu thủ được trả về giá trị thật, họ muốn được hưởng lương cao thì buộc phải nỗ lực thi đấu để đến và trụ lại tại các đội bóng hàng đầu, ở n𝄹hững giải đấu hàng đầu. Lúc đó, mức lương mà họ nhận đư🐬ợc mới thực sự tương xứng. Đừng trách cầu thủ, hãy trách chính cơ chế và cách làm bóng đá thiếu chuyên nghiệp ở Việt Nam".
- 'Động tác thừa' triệt hạ đối phương của cầu thủ U23 Việt Nam
- Cầu thủ Việt giữa lằn ranh đá rắn và bạo lực
- Quang Hải xuất ngoại và nỗi sợ thất bại của cầu thủ Việt
- Cầu thủ Việt cãi trọng tài
- 'Công Phượng chứng minh nhiều cầu thủ Việt chưa đủ tầm ra thế giới'
- Giấc mộng cầu thủ Việt 'viễn chinh' trời Âu