ꦕBó bột cũng là phương pháp thúc đẩy quá trình tái tạo và chữa lành xương, giúp hạn chế chuyển động và bảo vệ khu vực bị thương khỏi những tổn thương không đáng có. Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp gãy xương như: gãy xương ngang (gãy làm đôi), gãy do chịu áp lực lớn: thường có một vết nứt rất mỏng, gãy ở một góc, gãy thành nhiều mảnh...
🦋Ngoài ra, bó bột cũng được thực hiện khi gãy xương phần mềm, khi gân hoặc dây chằng bị kéo ra khỏi xương, bong gân...
Các kiểu bó bột
Bó bằng phôi thạch cao:✤ Loại này được sử dụng phổ biến hơn trước đây, là phương pháp trộn bột trắng với nước để tạo thành một hỗn hợp đặc. Trước khi thực hiện bó bột bằng thạch cao, bác sĩ sẽ đặt một miếng vải lót mỏng, có màng lên vùng bị thương. Tiếp theo, nhiều lớp bông mềm được quấn quanh khu vực bó bột trước khi dán. Cuối cùng, lớp hồ cứng được phủ lên tạo thành hộp bảo vệ.
✨Ưu điểm của phôi thạch cao là ít tốn kém, dễ tạo khuôn xung quanh các khu vực nhất định nhưng cần đòi hỏi sự cẩn thận hơn so với các loại phôi khác. Khi sử dụng vật liệu này, vùng bó bột không được để bị ướt, có thể khiến cho thạch cao bị nứt hoặc tan rã. Người bệnh bó bột thạch cao khi tắm cần bọc trong nhiều lớp nhựa.
♎Người bệnh cần hạn chế các hoạt động trong vài ngày để phần bó bột cứng lại hoàn toàn. Phôi thạch cao cũng có xu hướng nặng hơn, vì vậy có thể gây khó khăn với những trẻ nhỏ.
Bó bằng sợi thủy tinh:🌃 Ngày nay sợi thủy tinh được sử dụng thường xuyên hơn thạch cao, làm từ một loại nhựa có thể đúc được. Bó bột bằng sợi thủy tinh được thực hiện tương tự như với thạch cao. Bác sĩ sẽ sử dụng một viên thuốc nhỏ đặt trên khu vực bị thương, sau đó bọc trong lớp bông mềm. Bột bó bằng sợi thủy tinh đã được ngâm trong nước và quấn quanh khu vực bị thương thành nhiều lớp. Bột sợi thủy tinh sẽ khô trong vòng vài giờ.
♉Ưu điểm của vật liệu sợi thủy tinh là xốp, nhẹ và thoáng khí hơn thạch cao, cho phép chụp X-quang vùng bị thương mà không cần tháo băng. Điều này cũng giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, giúp lớp da bên dưới bó bột ít bị kích ứng hơn.
🧜Tuy có tính chống thấm tốt hơn thạch cao nhưng lớp đệm mềm bên dưới lại có nguy cơ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lót một lớp lót chống thấm bên dưới lớp bột, giúp cho toàn bộ lớp bột không thấm nước. Việc chống thấm băng bột có thể sẽ tốn kém hơn và mất nhiều thời gian hơn.
Biến chứng thường gặp sau bó bột
𝔍Sau khi bó bột, người bệnh có thể gặp một số tình trạng như:
Sưng tấy: Xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi bó bột, đó là do máu dồn xuống khu vực bị thương. Cách khắc phục là hãy kê cao phần bị thương của cơ thể để máu không bị dồn xuống dưới. Nếu bó bột ở chân, hãy nằm xuống và đặt đệm hoặc gối kê bên dưới. Chườm đá🐠 ở khu vực bị sưng trong 15-30 phút và đảm bảo không để phần bó bột bị ướt.
Ngứa: 🍒Đây là tình trạng không hiếm gặp, người bệnh cần hạn chế việc gãi vì có thể làm hỏng da. Tránh thoa kem, dầu, chất khử mùi hoặc bất kỳ hóa chất nào xung quanh khu vực bó bột.
Nhiễm trùng:ꦗ Sau một thời gian bó bột, khu vực xung quanh có thể bị nhiễm trùng. Nếu bạn nhận thấy có mùi hôi hoặc dịch chảy ra, điều đó có nghĩa là vùng da bên dưới đang bị nhiễm trùng và cần điều trị ngay lập tức.
Dấu hiệu cần thăm khám:🎃 Sốt cao, tê, ngứa ran, bỏng rát hoặc châm chích ở cánh tay hoặc chân bị thương, xuất hiện vết loét dưới vết thương, đau hoặc sưng nghiêm trọng, da lạnh, nhợt nhạt, xanh xao, khó cử động ngón tay hoặc ngón chân...
Bảo Bảo (Theo WebMD, Healthline)