Trả lời:
Đo thính lực là cách kiểm tra tình trạng tiếp nhận âm thanh, đo lường mức độ nhạy cảm về khả năng nghe của một người, giúp đánh giá thính lực có bị tổn thương hay không. Phương pháp này còn kiểm tra các chức năng của tai﷽.
Kết quả đo thính lực được biểu hiện bằng thính lực đồ cho thấy chi tiết khả năng nghe của một người. Các mức độ nghe tương ứng với các tần số gồm bình thường (ngưỡng nghe dưới 25 dB). Nghe kém mức độ nhẹ tức ngưỡng nghe trong khoảng 25-40 dB♚. Nghe kém mức độ trung bình khi ngưỡng nghe trong khoảng 40-60 dB. Người có ngưỡng nghe trong khoảng 60-90 dB được chẩn đoán nghe kém mức độ nặng và mức độ nghe kém sâu có ngưỡng nghe trên 90 dB.
Người bị giảm thính lực ở mức độ nhẹ nghe âm thanh nhỏ hơn so với người bình thường. Ở mức độ trung bình, người bệnh không nghe thấy những tín hiệu nhỏ như tiếng chim hót, xem ti🍌vi mở loa to, khó nghe nên hay nói hơi lớn.
Ở mức độ nặng, người bệnh khó nghe lời nói, chỉ nhận ra nhữ💜ng âm thanh lớn như tiếng chuông reo điện thoại, tiếng chó sủa.
Ở mức độ sâu, người bệnh hầu𒈔 như không nghe được, chỉ nghe được những tiếng động rất lớn như tiến💙g còi tàu, tiếng khoan cắt bê tông...
Trẻ em sơ sinh hay mới biết đi không có phản ứng với âm thanh, không giật mình khi có tiếng động lớn; trẻ ở độ tuổi tập nói không có biểu hiện bập bẹ; trẻ chậm nói; thường xem tivi, điện thoại với âm lượng lớn... cần được . Bác sĩ chỉ định 🧔thực hiện các xét nghiệm về thính học nhằm xác định thính lực của trẻ có bất thường hay không.
Người làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn thời gian dài, người trên 60 tuổi có dấu hiệu nghe kém, người mắc bệnh như viêm tai giữa, viêm mũi họng mạn tính, chấn thương ở vùng tai... cần được đo thính lực định kỳ để kiể♛m ♔tra khả năng nghe.
Trường hợp của bạn nghe kém hơn bình thường, khi giao tiếp, xem tivi,ꦑ nghe nhạc nên đến bác sĩ Tai Mũi Họng khám và đo thính﷽ lực, điều trị bệnh nếu có.
ThS.BS.CKI Diệp Phúc Anh
Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |