Ung thư phổi không phải lúc nào cũng 𒐪gây🔜 ho. Tuy nhiên khi khởi phát, các khối u có thể gây kích ứng đường thở và kích hoạt phản xạ ho. Ung thư phổi cũng có thể khiến chất lỏng tích tụ giữa phổi và ngực, gọi là tràn dịch màng phổi. Nó có thể gây ho cùng với khó thở và đau ngực. Các khối u cũng có thể thu hẹp đường thở của người bệnh, ngăn cơ thể tống chất nhầy ra ngoài.
Ho do ung thư phổi có thể là ho khan hoặc ho có đờm, co thắt. Hầu hết các cơn ho do các bệnh khác gây ra sẽ hết sau vài tuần, nhưng ho do ung thư phổi là mạn tính, kéo dài hơn 8 tuần liên tiếp. Cơn ho có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào trong ngày🌊, cản trở giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày.
Ở các giai đoạn sau của ung thư phổi, ho có thể ra máu, máu nhuộm trên khăn giấy hoặc chất nhầy nhuốm máu. Ho ra nhiều hơn một thìa cà phê máu cần cấp cứu bởi có thể gây tắc nghẽn đường thở và máu xâm nhập vào phổi, dẫn đến ngạt thở và tử vong. Trong một số trường hợp, đây là dấu hiệu duy nhất xuất hiện ở bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán. Do đó, ꦕkhi bạn ho và thấy đờm có máu thì nên đến thăm khám bác sĩ sớm.
Người bệnh ung thư phổi có thể gặp cá𝓀c triệu chứng khác đi kèm như mệt mỏi, đau ngực, khó thở... Ung thư phổi có thể điều trị ở giai đoạn đầu nên việc pꩵhát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Ngoài ung thư phổi, hầu hết các trường hợp ho mạn tính có thể do các nguyên nhân khác như chảy nước mũi sau, hen suyễn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển ho mạn tính như dị ứng, viêm phế quản cấp, tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, dùng thuốc điều trị bệnh động mạch vành, suy tim và các tình trạng khác...
Các triệu chứng khác đi kèm ho
Các triệu chứng khác có thể làm tăng khả năng ho mạn tính ở người bệnh ung thư phổi.
Khó thở: Ban đầu, dấu hiệu khó thở rất nhẹ, bạn có thể nhận thấy khi vận động như leo🐈 cầu thang. Do đó, nhiều người bị ung thư phổi cho rằng triệu chứng này là do lối sống ít vận động hoặc tuổi tác. Song, theo thời gian, các triệu chứng dần trở nên tồi tệ hơn.
Tức ngực: Nhiều người bꦗệnh có thể cảm 🗹thấy đau phổi trước khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, thường phổ biến hơn ở những người sau chẩn đoán. Cơn đau xảy ra khi hít thở sâu. Bản thân phổi không có dây thần kinh cảm nhận cơn đau, nhưng cơn đau có thể do một số nguyên nhân gây ra như áp lực của khối u lên dây thần kinh, đau ở xương sườn do ung thư đã lan đến xương, căng cơ hoặc thậm chí gãy xương sườn do ho nhiều lần.
Khàn tiếng: Một số người bị khàn giọng trước khi phát hiện bị ung thư phổi. Điều này có thể là do ho, nhưng cũng có 😼thể do một khối u đè lên các dây thần kinh đi đến dâ🔴y thanh âm.
Giảm cân không rõ nguyên nhân: Khi bạn giảm cân không cố gắng (giảm 5% trọng lượng cơ thể hoặc hơn trong 6-12 tháng) cũng là triệu chứng của ung thư phổi. Ngoài ra nhiều cꦿăn bệnh khác ngoài ung thư phổi cũng có thể gây giảm nhiều ký.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Các triệu chứng do ung thư phổi ban đầu có thể bị bỏ qua do nhiễm trùng đường hô hấp. Khi cꦗác khối u phổi phát triển gần đường thở, chúng có thể gây tắc nghẽn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Tiếp xúc vớ﷽i radon (một loại khí phóng xạ xuất hiện trong tự nhiên) và các hóa chất khác, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi... là các yếu tố nguy cơ ung thư phổi. Những người từng hút thuốc hoặc đang hút thuốc được khuyến nghị tầm soát ung thư phổi. Sàng lọc bằng cách chụp CT có thể thực hiện cho người từ 50-80 tuổi, có tiền sử hút thuốc 20 năm, đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm qua...
Kim Uyên
(Theo Verywell Health)