Trả lời:
Tim bẩm sinh là những bất thường về cấu trúc của cơ tim, van tim, vách ngăn trong tim và các rối loạn về nhịp tim. Bệnh xảy ra từ khi còn trong bào thai và tồn tại ♈sau sinh, thậm chí đến tuổi trưởng thành. Dị tật này chiếm tỷ lệ gần 1% số trẻ sinh ra, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ.
Tầm soát bệnh tim bẩm sinh nên thực hiện ngay từ giai đoạn mang thai, khuyến cáo với tất cả thai phụ. Thai kỳ có nguy cơ cao khi thai phụ mắc bệnh tim bẩm sinh hay bệnh di truyền khác, đái tháo đường thai kỳ, lupus ban đỏ, tăng huyết áp. Trong thời kỳ mang thai, người mẹ bị♏ nhiễm virus rubella, coxsackie, parvovirus; sử dụng các thuốc chống co giật, chống trầm cảm cũng cần tầm soát. Trường hợp cần tầm soát khi thai nhi chậm phát triển, độ mờ da gáy tăng, thoát vị rốn, nhịp tim không đều, thai phù không do yếu tố ♎di truyền, nguy cơ mắc hội chứng truyền máu song thai...
Siêu âm tim thai từ lúc 18-22 tuần tuổi giúp phát🔯 hiện hầu hết dị tật tim. Các kỹ thuật siêu âm 2D, 3D và 4D cho phép đánh giá chính xác bất thường về cấu trúc, chức năng của tim thai, chẩn đoán những bất thường nhịp tim của thai nhi.
Chẩn đoán sớm ngay từ giai đoạn này giúp kịp thời điều trị một số bệnh có♓ thể can thiệp được trong thai nh🧸ư rối loạn nhịp tim nặng, hẹp van động mạch chủ nặng, hẹp van động mạch phổi nặng... tăng cơ hội sống cho trẻ. Bác sĩ cũng lập kế hoạch trước sinh để gia đình có sự chuẩn bị tốt nhất.
Tuy nhiên, một số bệnh lý tim bẩm sinh nhẹ như thông liên thất phần cơ lỗ nhỏ, thông liên nhĩ và ống động mạch sau sinh mới được chẩn đoán. Vì vậy, trẻ vẫn cần được cần được sàng lọc bệnh tim bẩm sinh tầm soát giai đoạn thai kỳ bình thường. Trẻ nhẹ cân, t🧸hiếu tháng, hay ꦏquấy khóc, bú hơi ngắn, tím môi, tím đầu chi, thường xuyên thở nhanh, lên cân kém hoặc mắc viêm phổi tái phát nhiều lần thì bố mẹ cần cảnh giác hơn.
Có nhiều phương pháp giúp sàng lọc, phát hiện tim bẩm sinh giai đoạn sau sinh như đo độ bão hòa oxy qua da SpO2, điện tim, X-quang ngực phẳng, siêu âm tim, cộng hưởng từ tim... Bác sĩ chỉ định danh mဣục khám tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng và yếu tố nguy cơ của bé.
Bệnh tim bẩm sinh thường được phát hiện sớm ở trẻ em. Tuy n🐎hiên, không ít trường hợp phát hiện muộn ở độ tuổi trưởng thành nhất là với các dị tật bẩm sinh như thôn🧸g liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, tứ chứng Fallot, hẹp eo động mạch chủ...
Nếu không phát hiện, điều trị bệnh kịp thời có thể gây biến chứng như rối loạn nhịp tim, suy tim, đột quỵ, tử vong. Do vậy không nên chủ quan, cần lắng nghe cơ thể. Người có bất kỳ bất thường nào như hay mệt, khóꦡ thở, tức ngực, ho khan kéo dài, hồi hộp trống ngực, choáng váng... cần đi khám chuyên khoa tim mạch sớm.
Tim bẩm sinh là bệnh lý có khả năng di truyền. Bạn mắc , con của bạn tăng nguy cơ mắc bệnh 2-4%. Trong suốt quá tr🐼ình mang thai, bạn nên theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của bản thân cùng các bác sĩ sản khoa, tim mạch.
Bạnꦡ mang thai 20 tuần là thời điểm phù hợp để siêu âm tim cho thai nhi. Bạn nên chọn cơ sở y tế có sự phối hợp chặt chẽ giữa sản phụ khoa và tim mạch để khám, giúp thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Duyên
Phó khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |