Lọc màng bụng (thẩm phân phúc mạc) là m💧ột trong các phương pháp sử dụng chính màng bụng (phúc mạc) của người bệnh để làm màng🔴 lọc thay thế chức năng lọc máu của thận đã suy giảm.
BS.CKII Hồ Tấn Thông, khoa Nội thận - Lọc máu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khﷺoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, lưu ý người bệnh cần đáp ứn🐼g những điều kiện dưới đây để áp dụng phương pháp này.
Chưa từng phẫu thuật vùng bụng: Hiệu quả lọc màng bụng phụ thuộc nhiều vào mức độ nguyên vẹn về cấu trúc⛦ và chức năng của màng bụng. Người bệnh có tiền sử mổ vùng bụng (gồm cả mổ nội soi và mổ mở) cần đến bác sĩ khám, xác định màng bụng có đủ đi♕ều kiện áp dụng lọc màng bụng hay không.
Chưa từng viêm màng bụng: Bệnh này gây xơ hóa, ảnh hưởng đến chức năng màng bụng, làm giảm hiệu quả lọc. Trường hợp viêm màng bụng tái phát nhiều lần, người 😼bệnh không thể tiếp tục lọc màng bụng mà cần chuyển hẳn chạy thận nhân tạo để duy trì cuộc sống.
Cần phẫu thuật đặt catheter: Để lọc màng bụng, người bện🎃h cần thực hiện phẫu thuật đặt catheter (ống dẫn dịch lọc vào hoặc ra cơ thể) trước 2-4 tuần. Đến khi vết mổ lành hẳn mớ🌠i bắt đầu lọc màng bụng.
Được huấn luyện thành thạo: Trước khi có thể lọc màng bụng tại nhಞà, người bệnh và người nhà được bác sĩ hướng dẫn đến khi thuầ🦩n thục cách thực hiện đúng quy chuẩn y khoa, đảm bảo vô khuẩn, tránh biến chứng viêm phúc mạc, gây xơ hóa, giảm hiệu quả lọc màng bụng, phải chuyển sang chạy thận nhân tạo.
Được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng: Ngoài chất thải, chất dư thừa, lọc màng bụng cũng lấy đi nhiều chất dinh dưỡng (chất đạm, albumin...). Do đó, người bệnh và người nhà cầ🎃n nắm vững cách xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng cho bệnh suy thận mạn, tránh xảy ra biến chứng suy dinh dưỡng.
khuyến cáo người bệnh cần đến chuyên khoa khám, xác định có phù hợp thực hiện lọc màng bụng hay không. Người đủ điều kiện lọc màng bụng, dù lọc bằng tay hay máy cũng cần được bác sĩ hướng dẫn thực hiện thuần thục, đảm bảo an toàn. Người đang lọc màng bụng muốn chuyển sang chạy thận nhân tạo cần tham💞 khảo ý kiến bác sĩ.
Thắng Vũ