Thở là hoạt động có sự phối hợp giữa mũi, miệng và phổi. Khi bạn hít vào, không khí đi qua mũi và miệng sau đó đi vào phổi. Lượng khí hít vào cũng đi vào các túi khí giống như quả bóng bay🐻, đꦓược gọi là phế nang. Từ đó, oxy di chuyển vào máu để vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể.
Nhiều người trải qua tình trạng thở nặng nhọc, thở h🧜ụt h꧒ơi do ốm hay nhiễm trùng nhưng những tình trạng sức khỏe khác có thể là nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số tình trạng khiến bạn trở nên khó thở, hụt hơi:
Cảm lạnh và nhiễm trùng xoang
Cảm lạnh và nhiễm trùng xoang thường không gây khó thở ở 𒁃những người 🍎không có các bệnh nền khác nhưng nếu đã mắc bệnh về phổi thì bạn có thể sẽ gặp tình trạng này.
Virus và vi khuẩn có thể làm tắc nghẽn mũi, khiến việc hít oxy vào đường thở𒅌 trở nên khó khăn hơn. Ở người bị cảm lạnh, lượng chất nhầy cơ thể sản xuất cũng tăng khiến đường thở bị bít tắc còn người mắc nhiễm trùng xoang có thể tiến triển thành nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, nguyên nhân♐ khiến thở nặng nhọc.
Các triệu chứng khác của cảm lạnh có thể bao gồm: chảy nước mũi, hắt xì, ho, đau họng, đau đầu, nhức mỏi cơ thể, sốt nhẹ trong khi nhiễm trùng xoang khiến bạn cảm thấy đau, nước mũi có màu xanh, đau đầu, ho, sốt, mệt mỏi, hôi miệng. Nhiễm trùng do virus thường tự hết theo thời gian còn nh𒐪iễm trùng xoang do vi khuẩn cần điều trị bằng kháng sinh.
Hen suyễn
Hen suyễn là bệnh đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở do phù nề khiến việc không khí thoát ra khỏi phổi gặp khó khăn. Bệnh cũng có thể kèm theo các tri🅰ệu chứng như hắt hơi, ho, hụt hơi, cảm thấy tức ngực... Người bệnh hen cần phải sử dụng thuốc hàng ngày hoặc trong các đợt bùng phát bệnh để thông thoáng đường thở.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi là các tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Ngoài việc khó thở, các triệu chứng khác của tình trạng này có thể bao gồm ho có đờm, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, khó♏ chịu, tức ngực... Bác sĩ có thể đề nghị điều trị nguyên nhân do vi khuẩn bằng kháng sinh còn bệnh do virus có thể tự khỏi trong một đến hai tuần.
Béo phì
Tăng cân có thể gây áp lực lên phổi khiến phổi khó hô hấp, gây thở khó nhọc hơn. Nếu bị béo phì, bạn cũng thể gặp khó khăn trong việc thở đặc biệt lúc tập thể dụ꧋c. Béo phì có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe khác như tim mạch, tiểu đường, chứng ngưng thở khi ngủ... Duy trì cân nặng khỏe mạnh với tập thể dꦡục và chế độ ăn lành mạnh là cách tốt nhất để quản lý các tình trạng sức khỏe liên quan đến béo phì.
Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
COPD là một nhóm bệnh bao gồm các tình trạng viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng đều gây triệu chứng khó thở. Bệnh thường gây ra do hút thuốc hoặc tổn thương phổi. Các triệu chứng của COPD bao gồm: ho mạn tính, hụt hơi, mệt mỏi, tăng tiết dịch nhầy họng, hắt hơi...
Suy tim
Một người cũng có thể bị suy tim khi mắc các bệnh động mạch 💧vành hoặc đau tim làm tổn thương tim đến mức tim không thể bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Khó thở, hụt hơi cũng xảy ra ở người suy tim, khi lượng máu chảy ngược vào lại mạch máu và chất lỏng tràn vào phổi.
Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm: đau tức ngực, tim đập nhanh, ho, chóng mặt, sưng mắt cá chân hoặc chân, tăng cân nhanh... Bệnh suy tim có thể điều trị bằng thuốc, thiết bị cấy﷽ ghép hoặc phẫu thuật...
Ung thư phổi
Thở khó, hụt hơi cũng c🔯ó thể là triệu chứng của ung thư phổi, đặc biệt ở giai đoạn cuối. Người bệnh cũng có thể bị ho, đau tức ngực, ho ra máu, tăng tiết đờm, khản giọng... Điều trị ung thư phổi còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh, mức độ lan truyền tế bào ung thư, kích thước khối u...
Bảo Bảo (Theo Healthline)