Ông Phạm Văn Ngọc (62 tuổi, Thanh Hóa) đến khám tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội trong tình trạng khớp tay, chân có nhiều cục tꦫophi kích thước lớn. Ngón cái bàn chân hai bên đang viêm tấy, vỡ và chảy nhiều dịch trắng đục quánh. Bệnh nhân chia sẻ, mỗi khi thay đổi thời tiết, nhất là lúc chuyển mùa thường đau đớn, không đi lại được, hai bàn chân sưng phù, h🦩ai bàn tay tấy đỏ khó cử động. Hơn 20 năm điều trị nhiều nơi, uống nhiều loại thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm, các cơn đau thường xuyên hành hạ khiến ông mất ăn mất ngủ, mệt mỏi.
PGS.TS.BSCC Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ xương khớp cho biết, cục tophi thường xuất hiện ở những ng🧔ười mắc bệnh gout khoảng 5 năm không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Bệnh nhân thường có thói quen lạm dụng rượu bia, ăn thực phẩm giàu chất đạm gây quá tải cho cơ thể. Khi bị viêm đau khớp do bệnh gout bùng phát, họ thường dùng các loại thuốc không phù hợp, tự ý mua thuốc điều trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng các thuốc có chứa hàm lượng corticoid cao không đúng cách làm 🍎tăng lắng đọng tinh thể urat. Đây là nguyên nhân xuất hiện nhiều cục tophi to nhỏ ở nhiều vị trí trên cơ thể, tập trung chủ yếu ở các khớp khuỷu, cổ tay, ngón tay, gối và bàn cổ chân hai bên, gây biến dạng, hạn chế vận động và mất thẩm mỹ hai bàn tay.
Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân được chỉ định các loại thuốc phù hợp giú💦p sức khỏe ổn định, ăn ngủ được, không còn bị các cơn đau hành hạ, các cục tophi giảm viêm tấy, khô sạch, không chảy dịch.
ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình chia sẻ, phẫu thuật bóc tổ chức tophi khá phức tạp bởi tinh thể urat găm vào các thớ xương, sụn, bao khớp, các tổ chức phần mềm quanh khớp, phá hủy cấu trúc khớp và tạo thành những kho chứa tinh thể urat. Do đó, việc lấy tối đa lượng tinh thể đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác để tránh gây tổn thương các dây chằng, mạch máu, dây thần kinh của bàn tay. Đồng thời bác sĩ phải tính toán chính xác các đường rạch da, sử dụng các biện pháp làm sạch vết thương đặc hiệu trong cuộc mổ để vết thương nhanh liền giúp người bệnh phục hồi🌃 vận động.
Sau phẫu thuật 7 ngày, ông Ngọc bắt đầu tập phục hồi chức năng các ngón và bàn tay. Sau 20 ngày, bệnh nhân cử động tốt, có thể dùng đũa gắp thức ăn. Ông Ngọc tự làm mọi việc tuy chưa thật khéo léo nhưng cũng giúp ti𒁃nh thần ông phấn chấn hơn.
PGS Hoa lưu ý, trong khoảng 20 năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh gout ngày càng tăng. Nếu không quản lý bệnh đúng cách có thể gây nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống và sức khỏe như biến dạng khớp, hạn chế vận độ✨ng, tổn thương thận, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim. Do đó, người mắc bệnh gout nên đi khám để được điều trị sớm, đúng cách và toàn diện, nhằm đề phòng biến chứng, cải thiện chức năng vận động và chất lượng cuộc số꧃ng.
Lúc 20h ngày 21/3, hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến "Bệnh gout, từ điều trị bằng thuốc đến phẫu thuật", phát trên fanpage VnExpress. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội gồm TTƯT.PGS.TS.BSCC Đặng Hồng Hoa, Trưởng khoa Cơ xương khớp; ThS.BS Trần Thị Hoài Thanh, Phó trưởng khoa Cơ xương khớp; ThS.BS.CKII Nguyễ﷽n Ngọc Tiệp, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình. Các bác sĩ sẽ giải đáp mọi thắc mắc của độc giả về bệnh gout, nguy cơ mắc bệnh, các phương pháp hiện đại trong chẩn đoán và điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt, cách chung sống với gout. Độc giả có thể gửi câu hỏi cho chuyên gia . |
Lục Bảo