Chiều 9/6, trong phiên trả lời chất vấn của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, đại biểu Cầm Hà Chung đề nghị làm rõ thêm nội dung ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hiện có ý kiến đâu đó còn lợi ích nhóm, cục bộ ngành, chạy theo th൩ành tích trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chính phủ đánh giá vấn đề này thế nào và có giải pháp gì khắc phục?
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời "không có vấn đề đó", nếu có ý kiến cần chỉ ra cụ thể, lợi ích nhóm chỗ nào. Để đảm bảo chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước, Chính phủ đã có những quy định chặt chẽ. Quy định liên quan đến luật, pháp lệnh, nghị🃏 quyết của Quốc hội và Thường vụ Quốc hội, cơ quan soạn thảo phải tổng kết, đánh giá tác động thì mới xây dựng. Khi xây dựng dự thảo, các cơ quan phải đánh giá tác động, lấy ý kiến người dân, nhóm dân số bị ảnh hưởng.
Đồng thời, cơ quan soạn thảo phải tổ chức hội nghị, hội thảo đánh giá, tiếp thu. Qua quá trình đó, ý kiến thẩm định cuối cùng là của Bộ Tư pháp. Sau đó, Chí🦂nh phủ tổ chức các phiên họp để xem xét, trước khi trình dự thảo luật ra Quốc hội. "🦄Đó là quy trình chặt chẽ, nếu tuân thủ nghiêm túc thì hiện tượng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ rất khó xảy ra. Bởi không thể một mình cơ quan nào xây dựng luật được", Phó thủ tướng khẳng định.
Chính phủ đã đề ra quy định và cóꦿ biện pháp minh bạch, kiểm soát quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, nhất là bộ trưởng, 💮thủ trưởng.
Đại biểu Hoàng Ngọc Định phản ánh thời gian qua, tình trạng san ủi đất lâm nghiệp, đất đồi núi không phù hợp với quy hoạch để phân lô, sang nhượng trái ph💎ép diễn 🏅ra phức tạp ở nhiều địa phương. Phó thủ tướng cho biết Chính phủ có giải pháp gì để chấn chỉnh?
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh thừa nhận có tình trạng nói trên tại các địa phương. Việc này có nhiều nguyên nhân, như lợi nhuận lớn từ việc chiếm dụng đất đai, giá trị quyền sử dụn𒀰g đất tăng lên sau khi chuyển đổi mục đích, yếu kém trong quản lý của các địa phương, việc lập quy hoạch chưa đúng, quy hoạch của các địa phương cũng chưa liên thông...
Tại Nghị quyết 63 mới đây, Chính phủ đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố tích cực chỉ đạo, xử lý nghiêm tổ ch🌌ức, cá nhân phân lô bán nền. Tại chỉ thị 05 ngày 18/5, Thủ tướng giao tăng cường xử l𒊎ý hành vi vi phạm quy định về quản lý bảo vệ rừng; hoàn thiện quy định về quản lý đất đai; kiểm tra xử lý vi phạm...
Trước đây có Chỉ thị 22 tháng 2/2021 về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường lập đoàn kiểm tra tại các địa phương; yê𒅌u cầu UBND tỉn💦h, thành phố phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, trong đó có quy hoạch rừng. "Chính phủ đã nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường kiểm tra giám sát tại những nơi xảy ra phân lô", Phó thủ tướng cho hay.
Về môn Lịch sử trong chương trình THPT, đại bi♛ểu Quàng Thị Nguy𒊎ệt đề nghị Chính phủ cho biết đã có chỉ đạo gì?
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói chủ trương c💧ủa Đảng, Nhà nước về chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có môn Lịch sử rất cụ thể. Giáo dục phổ thông 12 năm gồm hai giai đoạn, giai đoạn giáo dục cơ bản gồm tiểu học và trung học cơ sở; giai đoạn định hướng nghề nghiệp là 3 năm trung học phổ thông. Giai đoạn giáo dục cơ bản có môn Lịch sử, còn giai đoạn hai có tính chất định hướng nghề nghiệp.
Chương trình phổ thông thiết kế theo hai giai đo✅ạn, từ lớp 4 đến lớp 9 môn Sử và Địa lý là bắt buộc, thời lượng 560 tiết; phân môn Lịch sử chiếm 280 tiết. Giai đoạn hai từ lớp 10 đến 12, Lịch sử là môn học trong tổ hợp khoa học xã hội. Như vậy, môn Sử được dạy ở tất cả trường THPT, bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên lịch sử hiện có.
Một số ý kiến cho rằng Lịch sử là tự chọn dẫn đến bỏ hoặc khai tử, "nhưng thực tế không phải như vậy". Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo lắng nghe ý kiến cử tri, đại biểu Quốc hội, nhà khoa học,ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, tổ chức hội thảo để thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện, đề xuất phương án phù hợp, bảo đảm việc học môn Sử, kiến thức lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc được tăng cường.
Biến đổi khí hậu đang tác động mạnh đến đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề được đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé nêu. B🐈à chất vấn Phó thủ tướng có giải phápꦐ gì để nơi này phát triển?
Phó thủ tướng nói đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, nhất là khi nước biển dâng. Đây là nguy cơ, thách thức rất lớn. Thời gian qua, Đảng, Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này. Trong các nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ về vùng đồng bằng sông C🌺ửu Long đều có nội dung ứng phó biến đổi khí hậu.
Giai đoạn 2011-2020, ngân sách trung ương đầu tư cho đồng bằng sông Cửu Long không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng năm. Năm 2011-2020, Chính phủ đã huy động được hơn 6,9 tỷ USD nguồn vốn ODA để bảo vệ môi trường, riêng hỗ trợ đồng bằng sông Cửu Long là 1,5 tỷ USD. Các cơ quan tiếp tục nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực để ứng phó biến đổi khí hậu vù🌸ng này.
Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt liên quan đến hạ 🉐tầng giao thông. Trong 5 năm tới, Chính phủ sẽ đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng phát triển giao thông vận tải ở vùng này.
Tại hội nghị về vùng đồng bằng sông🍒 Cửu Long trước đây, Thủ tướng yêu cầu huy động 2 tỷ USD phát triển nơi này. Chính phủ tiếp tục có quy hoạch liên kết vùng, phát huy tiềm năng lợi thế vùng, xúc đẩy xúc tiến thương mại.
Báo cáo trước Quốc hội, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, đến hết tháng 5/2022 Chính phủ đã thực hiện khoảng 33,5 nghìn tỷ đồng gói phục hồi kinh tế, trong đó miễn, giả♚m thuế, phí 22,6 nghìn tỷ đồng, đạt khoảng 35% kế hoạch.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng cho biết thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng sẽ tập trung chỉ đạo các bộ, cơ🐲 quan khắc phục mọi khó khăn, triển khai chương trình nhanh, hiệu quả, thực chất hơn.
Tranhꦇ luận với Phó ❀thủ tướng về số liệu giải ngân gói phục hồi kinh tế, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói sau khi đọc báo cáo của Chính phủ tại phiên chất vấn hôm nay, đối chiếu với báo cáo do Phó thủ tướng Lê Minh Khái trình bày trước Quốc hội một tuần trước (2/6), thấy có sự chênh lệch.
Cụ thể, báo cáo do Phó thủ tướng Lê Minh Khái trình bày một tuần trước, Chính phủ đã giải ngân được 22.000 tỷ đồng; báo cáo hôm nay do Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày Chính phủ giải ngân đưꦺợc 33.500 tỷ đồng. "Như vậy cùng thời điểm tính toán, nhưng số liệu khác nhau. Vậy đâu là kết quả chính xác", bà Mai đặt vấn đ𓆉ề.
Bà Mai nói thêm "qua các báo cáo và giải trình của thành viên Chính phủ, thêm một lần nữa pháp luật được coi là tội đồ trong việc chậm trễ giải ngân gói phục hồi kinh tế và nhiều mục tiêu kh🧜ác". Vì vậy, bà mong Phó thủ tướng giải thích rõ việc chậm trễ "có đúng là do rào cản pháp luật hay không?". Phải chăng cơ chế đặc thù vẫn chưa đủ. Nếu do 🦋rào cản pháp luật, thì đó là quy định nào, đề nghị Phó thủ tướng nói rõ để Quốc hội được biết.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trả lời chưa đối chiếu số liệu với báo cáo do Phó thủ tướng Lê Minh Kh🐽ái trình bày trước đó. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính sẽ tổng hợp số liệu cuối cùng về vấn đề🐭 giải ngân.
Ông Minhﷺ giải thích thêm, việc giải ngân được báo cáo theo từng thời kỳ, có những lúc khác nhau. Trong các cuộc họp Chính phủ cũng nêu vấn đề này. Bộ Tài chính tính kết quả giải ngân trên cơ sở các nguồn được quyết toán từ kho bạc nhà nước. Còn các tỉnh, thành là thực tế. Vì vậy, giữa hai việc tổng hợp số liệu này thường có sự chênh lệch.
"Tôi sẽ kiểm tra lại số liệu về tình hình giải ngân﷽ gói🀅 phục hồi kinh tế", Phó thủ tướng nói.
Tổng kết của Văn phòng Quốc hội, sau 2,5 ngày, có 266 lượt đại biểu đăng ký chất vấn; 131 lượt thực hiện quyền chất vấn; 34 đại biểu đặt câu hỏi với Phó thủ🐟 tướng; 28🥀 lượt tranh luận với các thành viên Chính phủ.
Xem diễn biến chính