Bà Tuyến (Hà Nam) đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám vì tiểu không kiểm soát ℱkhi gắng sức. Bà bị són tiểu nhiều năm, thường xuyên đi vệ sinh, nhịn ho, hắt hơi và cười lớn.
Ngày 20/8, tiến sĩ, bác sĩ Lê Phúc Liên, Tღrưởng đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, cho biết người bệnh có mức độ són t𓄧iểu trung bình, một năm trước đã cắt tử cung vì sa ngoài âm đạo. Bác sĩ khám phát hiện thêm sa bàng quang độ ba, gây són tiểu nặng hơn.
Sa bàng quang là cơ quan này tụt xuống âm đạo và sa ra ngoài, thay vì ở trong vùng chậu. Nếu không điều trị sớm, bàng quang có thể sa ra ngoài hoàn toàn (độ 4). Khối sa có thể lở loét, nhiễm trùng do cọ xát với quầ☂n áo, cơ thể. Ngoài biến chứng són tiểu, người bệnh có nguy cơ bí tiểu, thận ứ nước, suy thận. May mắn, bà Tuyến chưa có các biến chứng này.
Bác sĩ Liên cho biết người bệnh lớn tuổi, cắt tử cung trước đó khôꦕng lâu, nên phẫu thuật đặt băng nâng bàng quang qua đường âm đạo là phù hợp nhất. Đây là một tấm lưới nhân tạo, kích thước 7x4 cm. Băng nâng như một chiếc võng ngăn cách giữa âm đạo và bàng quang, giữ cơ quan này ở đúng chỗ. Phương pháp này hiệu quả, ít xâm lấn, ít đau, tránh biến chứng.
Một ngày sau mổ, bà Tuyến đi lại, sinh hoạt gần bình thường, hết són tiểu. Hai ngày ♔sau, bà xuất viện. "Từ giờ tôi không phải nhịn cười nữa", bà nói.
Theo bác sĩ Liên, sa bàng quang là một trong nhóm bệnh sa tạng chậu, phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Khoảng 41% phụ nữ sau 60 tuổi mắc bệnh này. Sa tạng chậu xảy ra khi cơ, dây chằng hoặc♓ mạc treo vùng chậu suy yếu, khiến các tạng sa xuống âm đạo.
Có n⛦hiều phương pháp điều trị bệnh. Tùy độ tuổi, nhu 🐭cầu quan hệ tình dục, sinh nở, mức độ, sức khỏe của mỗi người, bác sĩ đưa ra phương án phù hợp nhất.
Nếu người bệnh già yếu hoặc không muốn phẫu thuật, bác sĩ khuyến cáo đặt vòng nâng pessary. Đây là dụng cụ bằng silicon có tác ⛎dụng nâng giữ bàng quang, được đặt mỗi ngày, có thể vệ sinh và tái sử dụn🥀g.
Người bệnh trẻ tuổi có nhu cầu sinh thêm con hoặc sinh hoạt tình dục, bệnh ở mức độ nhẹ có thể kếᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚt hợp bài tập sàn chậu và laser vùng chậu. Cách này giúp các cơ đáy chậu, dây chằng và mạc chậu tăng sản sinh collagen, kích thích cơ phát triển và phục hồi, tạng trở về vị trí cũ. Nếu người bệnh nặn👍g, bác sĩ có thể phẫu thuật nội soi cố định bộ phận này.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh gồm di truyền, ho kéo dài, táo bón kéo dài, béo phì, sinh con nặng cân, sinh thường nhiều con. Người mẹ rặn sinh nhiều, nếu cắt và khâu tầng sinh môn không đúng cũng có nguy cơ tàn phá cơ sàn chậu. Để phòng sa bàng quang và sa tạng chậu, phụ nữ nên duy trì các bài tập sàn chậu hàng ngày, nhất là sau sinh, để các cơ, dây chằn🍎g, cân mạc hồi phục tốt.
Sa bàng qu꧟ang không nguy hiểm tính mạng nhưng khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, 🐓giảm chất lượng sống. khuyến cáo người có dấu hiệu bất thường cần tới bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu để điều trị.
Anh Thư
Độc giả thắc mắc bệnh tiết niệu gửi câu hỏi tại đây để bác sĩ giải đáp. |