Thời học phổ thông tôi luôn cố gắng phụ gia đình vườn tược, chăn nuôi, buôn bán, nấu ăn. Khi lên đại học, được tự do, tôi vô cùng sung sướng. Tôi thích ngủ, sống ở thành phố nên ngoài giờ lên lớp, đi làm thêm là tôi có thể tự do ngủ trong cảm giác khoan khoái của bản thân. Tôi từng là cô gái xấu xí, chỉ biết duy nhất việc học, không bạn bè trong quãng thời gian học phổ thông. Ý thức được gia đình khó khăn nên tôi luôn nghe lời cha mẹ, học hành tốt. Sau 18 tuổi cũng là lúc tôi "sáng" cả về hình thức lẫn tri thức, không ít người muốn theo đuổi. Không vì thế mà tôi đùa giỡn hay lợi dụng tình cảm của ai. Tôi luôn có ý niệm không lấy chồng giàu, chỉ quen người tương xứng và có nghị lực vươn lên giống như mình. Dĩ nhiên, người tôi c🌄ưới cũng là người cha mẹ hài lòng, bản tính nhút nhát và lo sợ chia tay nên tôi chọn giải pháp an toàn như thế.
Cuộc đời không như mơ, từ khi tôi bước chân đi lấy chồng, cha mẹ lại bảo tôi giao du với bạn bè bên ngoài nên hư hỏng, cãi và không nghe lời như trước. Chuyện bắt đầu từ những xích mích nhỏ nhặt trong gia đình nhỏ của tôi. Chẳng hạn như việc tôi muốn chồng chia sẻ công việc nhà, hoặc có lần tôi về muộn, khoảng 18h có báo trước cho mẹ chồng, vậy mà anh bảo tôi không bi﷽ết làm dâu. Tôi lên thành phố có việc, xin chồng ở lại tối, anh bảo tôi không biết làm vợ, làm mẹ. Thời gian đầu anh thường gọi về cho cha mẹ tôi, nói tôi không biết sಌống. Tôi rất tổn thương. Sau này vợ chồng ngồi lại nói chuyện, anh thay đổi và không gọi về trách mắng cha mẹ tôi nữa. Tuy nhiên, nếu tôi đi đâu đó một mình, dù có lý do chính đáng nhưng trong lòng luôn gợn cảm giác sợ hãi; sợ bị cha mẹ trách mắng, khóc lóc và nói tôi làm họ xấu hổ.
>> Tại sao tôi cứ khóc mãi vì chồng
Một lần nọ, tôi đã quyết tâm quên đi sự tồn tại của bản thân khi cha mẹ và chồng không hài lòng về mình. Tôi bơ v🍨ơ không biết mình sai chỗ nào. Họ nói gì mình cũng không hiểu, lại cứ la mắng, khóc lóc, bảo tôi phải sửa sai. Ai cũng có sai lầm, tôi cảm thấy như bị gia đình dồn vào đường cùng. Không muốn mọi người phải đau lòng vì mình nên tôi đã nghĩ tới việc dại dột. May mắn thay, tiếng khóc của đứa con vài tháng tuổi đã thức tỉnh tôi. Sau chuyện này, tôi bớt nghĩ đến việc dại dột hơn.
Thời gian cứ thế trôi qua๊, hàng ngày tôi đi làm, tối về với gia đình, hầu như không bạn bè, không quán xá, một năm dưới 10 lần tôi có hẹn với bạn hoặc công ty bên ngoài. Tôi chỉ lấy việc học hành làm đam mê, cho cuộc sống thêm động lực. Tôi sống như vậy cha mẹ vui lắm, tự hào về tôi. Bất hạnh thay, tôi không phải người luôn chờ đợi người khác mang những điều tốt lành đến cho mình. Tự nhận thấy mình như bù nhìn, không thể sống nổi. Cha mẹ bảo tôi có chồng làm ra tiền, lại không hỏi đến lương của mình là được rồi. Chồng lo tài chính cho gia đình rồi, tôi sung sướng chỉ ngồi một chỗ mà hưởng thụ, còn muốn gì hơn nữa.
Mẹ nói tôi hư, ngang bướng, không chịu học hỏi mẹ. Tôi biết nấu ăn, có thể hơi lười nhưng gọn gàng, sạch sẽ, cuối tuần rảnh rỗi đ🧜ưa con đi chơi. Thi thoảng ra ngoài một mình, tôi luôn mang cảm giác tội lỗi khi để con cái ở nhà dù đã chuẩn bị đồ ăn, hoặc cho con ăn xong mới đi. Ngày cuối tuần, tôi đưa con đi học bơi, bản thân cũng đăng ký học cùng. Mẹ rất khó chịu về việc đó. Bà tỏ thái độ và bảo tôi không quan tâm con, hỏi tôi sao tôi học bơi mãi chưa xong, buổi đó tôi đã rất buồn. Những ngày sau đó tôi phải nghe radio về những bài giảng phật pháp để chữa lành vết thương🌞 tâm hồn.
Tôi cảm thấy sợ cuộc sống, sợ chồng, sợ người lớn. Đi làm khiến tôi thấy vui, bộn rộn với công việc, thời gian trôi qua nhanh, ngoài ra còn được trân trọng. Về nhà, tôi lại trở thành tội đồ của xã hội, đứa con hư hỏng, người vợ kém, người mẹ vụng về. Tôi biết mình không hoàn hảo nhưng không thể sống theo khuôn khổ mà mọi người áp lên mình. Khi viết tâm sự này tôi mong mọi người🅺 đừng khuyên ly hôn nữa, tôi không làm được đâu. Ly hôn sẽ khiến cha mẹ suy nghĩ, đau lòng, khóc lên rồi lại trách mắng tôi. Chồng luôn chê tôi, tôi sống trong cảnh u ám và đầy nước mắt, vậy mà anh cũng không gửi đơn ly hôn. Anh trông chờ gì ở một 💎người không thể thay đổi như tôi?
Hân
Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc