Cẩm nang Net Zero

Khử carbon là gì? Bạn có thể làm gì để giảm phát thải?

Khử carbon (decarbonisation) là thuậꦜt ngữ dùng để chỉ việc loại bỏ hoặc giảm lượng phát thải khí carbon dioxide (CO2) vào khí quyển.

Khử carbon liên quan đến việc giảm thiểu phát thải CO2 do các hoạt động của con người, nhất là trong lĩnh vực năng lượng. Khi nhiên liệu hóa thạch được sử dụng và đốt cháy, các khí nhà kính như CO2 được gi🌄ải phóng vào bầu khí quyển. Đ🅘iều này làm trầm trọng thêm hiệu ứng nhà kính, khiến khí hậu tiếp tục nóng lên.

Theo các chuyên gia, nếu nhiệt độ tăng vượt ngưỡng 1,5 độ C, các hiệu ứng của biến đổi khí hậu sẽ không thể kiểm soát. Vì vậy, một chiến lược khử carbon là cần thiết để chống lại sự nóng lên toàn cầu. Đó là lý do Hiệp định Paris 2015 đặt ra tham vọng giới hạn sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, thông qua việc hướng đến Net Zero vào năm 2050.

Lĩnh vực tiềm năng khử carbon

Các chiến lược khử carbon bao gồm chuyển sang sử dụng năng lượng sạch hoặc ít phát thải, cải thiện sử dụng năng lượng, hiệu quả xử lý cũng như lo🦄ại bỏ và lưu trữ carbon. Các chiến lược này khác nhau giữa các ngành và có thể kết hợp với nhau.

Công nghiệp là lĩnh vực nhiều tiềm năng khử carbon. Đồ họa: Dỹ Tùng

Công nghiệp là lĩnh vực nhiều tiềm năng khử carbon. Đồ họa: Dỹ Tùng

Ti🔯ềm năng khử carbon hàng đầu꧃ thuộc 3 lĩnh vực chính:

- Công nghiệp: hai phần ba lượng phát thải công nghiệp đến từ việc tiêu thụ năng lượng. Phần lớn lượng phát thả🃏i này có thể giảm thiểu thông qua điều chỉnh quy trình sản xuất, dùng điện tái tạo và các công nghệ phát thải carbon thấp. Ngoài ra, những phát thải không thể tránh khỏi có thể bù đắp thông qua các dự án khí hậu.

- Tòa nhà: các tòa nhà cũ thường phát thải carbon cao nên có thể thực hiện các biện pháp như cải tạo năng lượng như nâng cấp khả năng cách nhiệt, lắp đặt hệ tဣhống năng🥀 lượng tái tạo, sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, quản lý nước và chất thải.

- Giao thông vận tải: ngành này cũng đóng góp một tỷ lệ ꦚlớn trong tổng lượng phát thải khí nhà kính. Phát thải có thể được giảm mạnh bằng cách giảm lưu lượng giao thông, rút ngắn khoảng cách di chuyển, tuân thủ giới hạn phát thải và chuyển đổi phương tiện dùng loại động cơ đốt trong sang xe điện.

Trong khi đó, nhựa, xi măng và vận tải biển là những lĩnh vực khó khử carbon hàng đầu. Theo Cơ qu❀an Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), những ngành này đóng góp vào việc phát thải khí nhà kính (GHG) nhiều nhất tại nước này. Chúng cũng được liệt kê trong số những ngành "khó giảm" hàng đầu trong báo cáo của Ủy ban Chuyển đổi Năng lư✤ợng (ETC).

Những ngành này khó khử carbon do nhiều yếu tố, bao gồm sự phụ thuộc lâu dài vào nhiên liệu hóa thạch, nhu cầu ngày càng tăng, và sự phức tạp trong việc giải quyết các thay đổi kiᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚnh tế và khác. Chẳng hạn, việc sử dụng ít nhiên liệu hóa thạch hơn sẽ dẫn đến sự giảm số lư🌌ợng việc làm.

Các ví dụ về khử carbon

Có nhiều ví dụ về khử carbon ở c꧋ác bối cảnh và quy mô khác nhau. Quá trình khử carbon có thể rất khác nhau từ các thành phố, công ty💧 đến các hộ gia đình.

Khử carbon cho các thành phố: Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) cho biết khử carbon là một trong ba bước để xây dựng các thành phố không phát thải carbon. Tổ chức Hợp tá🅘c và Phát triển Kinh tế (OECD) giải thích rằng các hành động như quy định, giám sát, đánh giá và nâng cao nhận thức là những yếu tố chính cho quá trình khử carbon đô thị.

Ví dụ, Chương trình Hành động Khí hậu (CAP) của Santa Cruz (California, Mỹ) hướng đến giảm 30% lượng phát thải kh💟í nhà kính (GHG) trong cộng đồng vào năm 2020 và 80% vào năm 2050 (so với mức nă🍌m 1990). Đến 2020, nơi đây đã đạt mục tiêu và đang trên đà thực hiện các mục tiêu vào 2050.

Khử carbon trong doanh nghiệp: có thể bao💞 gồm việc giảm lượng nhân viên đi lại, cải thiện hiệu quả hoạt động và xác minh tiến độ từ các công ty kiểm toán độc lập. Chẳng hạn, công ty hóa chất Indorama Ventures (Thái Lan) sử dụng nhiều chiến lược trong kế hoạch khử carbon của mình, bao gồm: sử dụng nguyên liệu tái chế và sinh học, hợp tác với bên thứ ba để xác minh dữ liệu phát thải hàng năm theo yêu cầu của ISO 14064-1 và ISO 14064-3; kết hợp dùng năng lượng tái tạo tại chỗ và mua bên ngoài để khử carbon trong sử dụng năng lượng.

Khử carbon các tòa nhà thương mại: Canada l💜à ví dụ về cách một chính phủ hỗ trợ khử carbon trong hạ tầng. Nước này cam kết 150 triệu USD cho Chiến lược Tòa nhà Xanh nhằm tạo ra các tòa nhà thân thiện khí hậu hơn. Các hành động gồm cải tạo các tòa nhà liên bang, mở rộng quỹ hỗ trợ đào tạo nghề liên quan đến khử carbon trong xây dựng và hỗ trợ xây dựng xanh.

Khử carbon hộ gia đình: có nhiều cách như cải thiện thiết kế ánh sáng, thông gió và cách nhiệt. Đồng thời, sử dụ♏ng thiết bị v🎃à đồ dùng điện tiết kiệm năng lượng, dùng máy nước nóng năng lượng mặt trời hay dùng điện mặt trời.

Các ngôi nhà tiết kiệm năng lư🧸ợng cũng có thể mang lại lợi ích cho người ở như tiền điện thấp hơn an toàn tổng thể cao hơn. Tuy nhiên, việc thực hiện các nâng cấp này có thể không khả thi về mặt tài chính với một số người.

Nhận thức được điều này, nhiều thành phố đã phát triể🌱n các chương trình khuyến khích để cư dân dễ tiếp cận hơn. Ví dụ, Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) có Chương trình Hỗ trợ Cách nhiệt và Chương trình Hỗ trợ Cải tạo (WAP) giúp các hộ gia đình thu nhập thấp cải thiện hiệu quả năng lượng bằng cách cung cấp các dịch vụ như cải tạo hệ thống sưởi ấm, thông gió, điều hòa; lắp đặt cách nhiệt, và thay thế các thiết bị điện tử để giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và chi phí điện.

Thách thức khi khử carbon

Quá trình khử carbon đối mặt với nhiều thác꧙h thức, bao gồm 💧việc hợp tác ở quy mô toàn cầu, thay đổi luật pháp và rào cản đầu tư. Mặc dù các công ty hiện đã nhận thức được tầm quan trọng của khử carbon, nhiều khó khăn vẫn tồn tại.

Theo khảo sát của McKinsey & Company, 40% doanh nghiệp được hỏi kỳ vọng các chương trình bền vững sẽ mang lại giá trị trong vòng 5 năm tới. Báo cáo CxO Sustainability 2022 của Deloitte, khảo sát 2.000 giám đốc điều hành cấp cao, cho thấy 79% tin rằng thế giới đang ở "bước ngoặt" trong v🗹iệc đối phó với biến đổi khí hậu và 67% có kế hoạch đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thừa nhận lộ trình khử carbon không hề đơn giản. Báo cáo của công ty phần mềm Workiva (Mỹ), khảo sát những người ra quyết định về ESG cho biết 63% cảm th𒀰ấy chưa sẵn sàng để đáp ứng các mục tiêu ESG. Tóm lại, một số thách thức cơꩲ bản gồm:

Chi phí đầu tư ban đầu lớn có thể khiến các nhà quản ওlý ưu tiên nguồn tài chính cho các lĩnh vực khác, có tiềm năng lợi nhuận rõ ràng như bán hàng. Chi phí cho công nghệ mới và nghiên cứu cũng có thể ✃khiến những thay đổi cần thiết để khử carbon trở nên khó tiếp cận đối với các doanh nghiệp thiếu nguồn lực.

Sự bảo vệ và phản đối từ ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho quá trình này khó khăn hơn về mặt pháp lý tại một số khu vực. Khi nhà quản lý cân nhắc chính sách, họ cũng đối diện với nhu cầu cân bằng giữa các phương án thúc đẩy bền vững - như thuế carbon, ti🎃êu chuẩn cao hơn - và tác động của chi phí tăng cao đối với người dân.

Ngoài ra, thiếu giáo dục nhận thức về khí hậu và sự hỗ trợ ở mọi cấp độ có thể✱ tạo ra nhiều rào cản đối với những cá nhân cần vốn và hỗ 🍒trợ để thực hiện thay đổi. Ở cấp độ quốc tế, hợp tác gặp khó khi các quốc gia có nhu cầu, giá trị và khả năng tiếp cận tài nguyên khác nhau.

Viễn Thông