Bố ngày càng quá quắt, nghe lời bà nội về đánh mắng mẹ. Biết nguyên nhân, em nói chuyện với cả bố mẹ và bà nhưng mọi chuyện vẫn không thay đổi. Bà luôn nói với bố những điều cực đoan về mẹ. Mới đây bố lại đánh mẹ phải nhập viện. Em về thì bố luôn tránh mặt. Thương mẹ, em đã đề nghị mẹ ly hôn nhưng mẹ bảo vì các em còn nhỏ nên không muốn con có mẹ mà không bố. Xin hãy cho em lời khuyên trong tình cảnh này. (Ngọc Bích)
Trả lời:
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối v♌ới phụ nữ. Bạo lực không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân người phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người.
Với trường hợp gia đình em, mẹ em đã chịu đựng rất lâu thói bạo lực từ phía bố và bà nội của em mà không được bảo vệ. Sống trong một gia đình có nhiều thế hệ thì khó tránh ༒những lúc xô xát trong lời ăn tiếng nói, nhưng không có nghĩa 1-2 thành viên trong gia đình cho mình quyền bề trên để áp đặt những suy nghĩ mà họ cho rằng đúng, bắt người khác phải theo và khi không nghe thì đánh, chửi xúc phạm. Gia đình em đang đối xử với nhau như thế, đó là một điều đáng buồn và thất vọng.
Tôi hiểu không một người con nào khi chứng kiến việc bố và gia đình chửi bới, đánh đập lại coi như không có việc gì. Em cũng vậy, là một người con ngoài trách nhiệm thì tình yêu thương của em dành cho mꦺẹ là rất nhiều nên khi có bạo lực xảy ra em đã nói chuyện với tất cả mọi ng💧ười phải trái, nhưng mọi thứ không hề thay đổi bởi bố em cho rằng những việc làm của mình là đúng. Còn mẹ em cũng giống bao nhiêu người phụ nữ bị bạo lực khác, tâm lý sợ người khác chê cười, sợ con cái phải khổ và hy vọng bố em có thể thay đổi… Cũng vì điều này, mẹ em đã cắn răng chịu đựng sự đánh đập bao nhiêu năm trời, để rồi bạo lực ngày càng gia tăng và ngày càng tàn ác hơn.
Bởi vậy, để mẹ tránh được nguy hiểm khi sống chung với bạo lực, mẹ cần biết lên tiếng với cơ quan đoàn thể để bảo vệ quyền lợi cho mình. Hoặc em cũng có thể giúp mẹ tố cáo hành vi bạo lực của bố tới chính quyền địa phương để mọi người giải quyết, ngoài ra những người thân trong gia đình có sự tác động để mẹ em hiểu hạnh phúc là mẹ được tôn trọng, bình đẳng và không bị nhục mạ đánh đập. Em phân tích cho mẹ rõ, những gì bố và bà nội đối xử với mẹ bao năm, không thể thay đổi được, bởi những hành vi đó đã ăn sâu vào suy nghĩ, nếp sống của họ. Nếu còn tình yêu với mẹ, chắc chắn bố sẽ không làm mẹ tổn thương về tâm lý và thể xác như hiện tại. Em cũng nói với mẹ là nếu vì các con, thì mẹ phải biết bảo vệ bản thân và sống vui vẻ, ꧙hạnh phúc.
Ly hôn khôn🌺g phải là điều xấu hổ mà bị đánh đập mới tồi tệ và khó chấp nhận. Em cũng đã lớn, nhận biết được điều hơn, lẽ thiệt, em chỉ có thể hạnh phúc được khi mẹ được yên bình. Bởi thế việc cách ly khỏi gia đình bạo lực là điều mẹ em cần làm bây giờ, có thể không phả🐠i ly hôn, nhưng không thể sống chung dưới một mái nhà khi mọi người quay lại ghét bỏ và đánh đập.
Trước mắt, mẹ và các em có thể ra ngoài ở riêng hoặc về đằng ngoại để tránh bạo lực tiếp diễn, sau đó sẽ có kế hoạch lâu dài cho mấy mẹ con. Hiện nay em và các em là chỗ dựa tinh thần lớn nhất cho mẹ, em hãy bày tỏ quan điểm của mình cho mẹ hiểu. Nếu cần tư vấn, em cũng có thể giới thiệu cho mẹ đến đường dây nóng 04.3 7759339 để được các chuy♎ên gia tư vấn miễn phí về phòng chống bạo lực gia đình em nhé. Chúc gia đình em yên bình.
Chuyên viên tư vấn tâm lý Trịnh Thu Hà
Trung tâm tư vấn tình cảm Linh Tâm