Bệnh nhân nam 46 tuổi, ở Hà Nội, được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn tiến triển. Khối u gan lớn và đã có huyết khối tĩnh mạch cửa, chỉ số ung thư gan trong máu cao (AFP hơn 9.000ng/ml), kèm theo bệnh viêm gan B mạn 🎀tính, men gan tăng và suy thận độ II. Sau khi thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ , Bệnh viện Đa khoa Tâ♛m Anh, chỉ định điều trị bằng liệu pháp miễn dịch phối hợp thuốc kháng thể đơn dòng.
Sau hai chu kỳ điều trị (trong 6 tuần, 3 tu🔯ần truyền một lần), người bệnh ăn n🐎gủ ngon hơn, lên cân. Xét nghiệm máu cho thấy chức năng gan và thận trở về bình thường. Sau 4 chu kỳ (12 tuần) điều trị, kết quả chụp phim cho thấy kích thước khối u nhỏ đi, chỉ số ung thư gan trong máu giảm hơn 45 lần, còn 190 ng/mL. Người bệnh không gặp tác dụng phụ, sức khỏe ổn định hơn và tinh thần lạc quan hơn để tiếp tục phác đồ.
Hiện nay có rất nhiều phương phꦰáp điều trị ung thư gan như phẫu thuật, ghép gan, đốt sóng cao tần, nút mạch hóa chất, điều trị hóa chất động mạch gan, điều trị đích, liệu pháp miễn dịch...
- Phó khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, ở mỗi giai đoạn, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng một hoặc phối hợp các phương pháp khác nhau. Liệu pháp miễn dịch được chỉ định cho ung thư gan giai đoạn tiến triển hoặc sau khi không đạt hiệu quả với các phương pháp điều trị khác. Liệu pháp miễn dịch giành giải N𝓀obel 2018 và hiện nay được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá liệu pháp này tạo bước đột phá, cho hiệu quả tốt, ít tác dụng phụ nghiêm trọng, có thể đẩy lùi ung thư nếu bệnh nhân đáp ứng tốt. Trên 𝄹cơ sở này các nhà y học tiếp tục tìm kiếm các thuốc miễn dịch đời mới giúp tăng hiệu quả đáp ứng điều trị lên.
Bác sĩ Hải Bình chia sẻ, liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng trong điều trị ung thư gan, phổi, bàng quang... Thuốc được đưa vào cơ thể bằng đường truyền tĩnh mạch. Các phương pháp điều trị toàn thân khác như truyền thuốc hóa chất theo đường tĩnh ✃mạch giúp phá hủy cấu trúc nhân tế bào hoặc ꦇgây hỏng màng tế bào ung thư... Còn liệu pháp miễn dịch hoàn toàn khác biệt. Thuốc miễn dịch sẽ giúp hệ miễn dịch của người bệnh nhận biết các tế bào ung thư là các tế bào lạ và các tế bào miễn dịch sẽ tiêu diệt chúng.
Hệ miễn dịch được xem như hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, nhất là trong bệnh ung thư. Các tế bào T của hệ miễn dịch "tuần tra liên tục" để tìm kiếm các dấu hiệu bệnh và tấn công chúng. Tuy nhiên, các tế bào ung thư ức chế các chốt miễn dịch (immune checkpoints) để thoát k꧋hỏi sự tấn công của tế bào T. Các loại thuốc ức chế miễn dịch khiến các tế bào ung thư không thể kìm hãm phản ứng🧸 miễn dịch của cơ thể. Nó cũng có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng để người bệnh chống chọi với ung thư.
"Nếu hóa trị, xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư và ꦓ🎐có thể ảnh hưởng đến các tế bào lành lân cận thì liệu pháp miễn dịch chỉ nhắm vào các chốt chặn, tế bào ác tính cụ thể. Đây là lợi thế của phương pháp này", bác sĩ Hải Bình nói.
Tuy nhiên, không phải bệnh nhân ung thư gan nào cũng có thể được điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim, làm các xét nghiệm cần thiết cho người , sau đó, hội chẩn đa chuyên khoa để lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu. Nếu phù hợp với liệu pháp miễn dịch, bệnh nhân được điều trị theo phác đồ, chu ꦛkỳ 3 tuần một lần truyền, trong thời gian 30-60 phút. Số lần truyền sẽ được bác sĩ đánh giá về đáp ứng của bệnh và mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ nếu xảy ra.
Bác sĩ Hải Bình khuyến cáo, khi truyền thuốc miễn dịch, ngoài chế độ ăn uống dinh dưỡng, người bệnh cần lạc quan, thoải mái tinh thần để tiếp nhận điều trị hiệu quả hơn. Phương pháp này dù ít gây ra tác dụng phụ nhưng một số bệnh nhân có thể gặp phải phản ứng dị ứng, mệt mỏi, ngứa ở da, buồn nôn, nôn, đau bụng, khó ngủ... nhưng thường nhẹ và xảy ra trong thời gian ngắn. Một tỷ lệ rất nhỏ൲ có thể xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như ho, viêm phổi kẽ, khó thở, tiêu chảy, vàng da, vàng mắt (suy gan)... Người bệnh nên lưu ý một số tác dụng phụ nếu có và thông báo ngay cho bác sĩ.
Kim Uyên