Việc phim Abominable ra rạp có hình ảnh bản đồ "đường lưỡi bò" và phim Ròm (đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy) bị phạt vì thi quốc tế khi chưa được cấp phép khiến giới làm phim thắc mắc quy𝓀 trình, tiêu chí thẩm định tác phẩm.🐈
* Kiểm duyệt phim Trung Quốc ở Việt Nam còn sơ hở
Nhiều tác phẩm không qua được khâu kiểm duyệt hoặc bị cắt xén, xử phạt vì vi phạm thuần ph🎃ong mỹ tục, có chi tiết nhạy cảm (chính trị, bạo lực...). "Tuy nhiên, các đánh giá này 𒆙thiên về cảm tính, nhìn nhận của cá nhân người duyệt. Dù làm phim nhiều năm, tôi vẫn hoang mang về những điều này", đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói. Ví dụ, phim Ròm bị nói phản ánh mặt trái quá đen tối, kết phim bi quan, bế tắc, không lối thoát, thiếu tính nhân văn, thể hiện cách nhìn tiêu cực về văn 𓂃hóa, con người Việt Nam. Tuy vậy, Cục Điện ảnh không nêu cụ thể những cảnh nào dẫn đến góc nhìn tiêu cực về xã hội.
Tương tự, với phim Thất sơn tâm linh, Cục khôဣng công bố cụ thể tại sao tác phẩm phải chỉnh sửa dù kịch bản được duyệt trước khi ghi hình. Thất sơn tâm linh (tên cũ là Thiên linh cái, kể về vụ án giết người hàng loạt) phải chỉnh sửa🍌 nhiều tháng để được duyệt. Bản chiếu rạp trở nên rời rạc, gây khó hiểu về câu chuyện.
Phan Đăng Di cho rằng ý kiến hội đồng mang tính áp đặt và dùng câu từ nhận xét mơ hồ. Theo anh, đánh giá của hội đồng không nhất quán giữa các phim, đồng thời không nêu cụ thể về chi tiết nên gây khó cho người làm nghề. "Chúng tôi hay phải đoán ý hội đồng duyệt ở từng dự án nên ảnh hưởng khả năng sáng tạo. Đã có nhiều trường hợp, tác phẩm bị bắt ở những chỗ nhà làm phim🧔 không thể ngờ tới, chưa có tiền lệ hoặc quy định bằng văn bản", anh nói.
Nhiều năm qua, Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim truyện bị nhận định lúc nghiêm khắc lúc nhẹ tay💞 quá mức. Giới làm phim Việt cho rằng những tác phẩm nội bị "soi" kỹ hơn phim nước ngoài. Anh Nguyễn Cao Tùng - nhà sản xuất phim Thất sơn tâm linh - nói: "Có nhiều cảnh phim ngoại với mức độ nội dung nặng hơn phim Việt nhưng không bị cắt. Chúng tôi muố🍸n được đối xử công bằng hơn". Thất sơn tâm linh sau khi chỉnh sửa được dán nhãn 18+ nhưng khá nhẹ nhàng so với những phim kinh dị, ly kỳ của Hollywood gần đây✤ như Annabelle Comes Home hay It: Chapter Two.
Trước đó, việc Bụi đời Chợ Lớn bị cấm chiếu năm 2013 cũng gây so sánh giữa phân loại🌳 phim nội - ngoại. Phim của Charlie Nguyễn không được cấp phép do vi phạm điều cấm tuyên truyền, kích 🍒động bạo lực, phản ánh không đúng hiện thực xã hội. Nhưng khán giả cho rằng Bụi đời Chợ Lớn không khốc liệ🐈t bằng nhiều phim nước ngoài được duyệt. "Phim bạo lực của Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ vẫn tràn đầy ngoài rạp và thậm chಌí cả trên các kênh phim quốc tế tại Việt Nam vậy mà phim của ta bị cấm", độc giả hpdiep chia sẻ trên VnExpress, được nhiều người đồng tình.
Cơ chế "độc quyền" dẫn đến việc kiểm duyệt phim dựa hoàn toàn vào ý kiến của một nhóm chuyên gia, theo cơ chế khép kín. Theo luật Đ🎐iện ảnh, việc thẩm định và cấp phép phổ biến phim thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, do Hội đồng Trung ♓ương thẩm định và phân loại phim truyện phụ trách. Hiện họ có 11 thành viên, gồm người của Hội đồng Lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật, Vụ Văn hóa - Văn nghệ (thuộc Ban Tuyên giáo), Hội Điện ảnh, một số cá nhân quản lý điện ảnh. Tất cả phim điện ảnh ra rạp mỗi năm (khoảng 200 phim ngoại, 40 phim nội) đều phải qua hội đồng này.
Bà Hồng Ngát - thành viên hội đồng - nhận định khối lượng công việc duyệt phim lớn. Biên kịch Trịnh Thanh Nhã - người từng có 5 năm ở hội đồng - đánh giá việc thẩm định hiệಌn tại nhiều áp lực hơn trước, có lúc phải xem đến hai phim mỗi ngày.
Phan Đăng Di nhận định cần cơ chế đối thoại giữa hội đồng duyệt và giới làm phim. "Cách làm hiện tại nặng tính một chiều và khép kín, nghĩa là hãng phim nộp sản phẩm lên, nhận phản hồi rồi tự tìm cách sửa. Theo tôi, ở các tác phẩm có vấn đề, hội đồng nên mở rộng bàn luận bằng cách trưng cầu ý kiến từ các nhà chuyên môn khác, đồng thời cho nhà làm phim cơ hội để họ bảo vệ tác phẩm", anh nói. Đồng ý kiến, Lương Đình Dũng (đạo diễn Cha cõng con) nói cần gia tăng trao đổi giữa nhà sản xuất và hội đồng duyệt, đ𝔍ồng thời luật nên quy định rõ ràng hơnꦜ về những yếu tố kiểm duyệt.
Anh Nguyễn Ph𒉰ong Việt - chuyên gia phát hành phim - cho rằng nên có thêm hội đồng duyệt phía Nam, giúp giảm tải công việc cũng như tiết kiệm chi phí, công sức di chuyển ra Hà Nội của người các hãng phim (đa phần ở TP HCM).
Đạo diễn Phan Đăng Di tán đồng ý này, đồng thời cho rằng có thể giao một phần trách nhiệm cho nhà phát hành phim. "Cơ chế tập trung phim về một mối để phân loại không còn phù hợp. Nếu vẫn giữ cách này, chuyện giống phim Abominable vẫn tái diễn do hội đồng nhiều khả năng lại sai sót. Tôi nghĩ Cục Điện ảnh có thể gửi một số tiêu chuẩn kiểm duyệt cho nhà phát hành để họ tự kiểm tra phim mình nhập. Họ là những người tiếp xúc đầu tiên, nhiều lần và kỹ nhất với bản phim",𓆉 anh nói.
Xem thêm: Một số sự kiện kiểm duyệtꦜ phim điện ảnh ở Việt Nam
Ân Nguyễn