BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, cần kiểm tra thính lực cho những trẻ chậm nói, viêm tai thường xuyên hoặc tái phát; gia đình có người khiếm thính do di truyền, mắc các hội chứng liên quan đến thính lực như Down, Alport. Ngoài ra, những trường hợp cũng có thể được chỉ định kiểm tra thính lực như bệnh truyền nhiễm gây mất thính lực như viêm màng não, sởi, CRV (cytomegalovirus); sử dụn꧙g các thuốc điều trị gây mất thính lực như kháng sinh và một số hóa chất trị liệu, học kém, đã được chẩn đoán không có khả năng học tập do tự kỷ, rối loạn phát triển đều khắp.
"Trung bình cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có 2-3 trẻ bị nghe kém. Con số này tăng lên đốไi với những trẻ cần chăm sóc đặc biệt. Việc phát hiện muộn có thể khiến trẻ phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn, ảnh hưởng về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ và ܫnhận thức. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được tầm soát và điều trị nghe kém càng sớm càng tốt", bác sĩ Thúy Hằng nhấn mạnh.
Những trẻ sinh ra có cân nặng dưới một kg, trẻ sinh non, trẻ phải hỗ trợ thở hơn 10 ngày sau sinh, trẻ có điểm số Apgar thấp, mắc bệnh vàng da nặng sau sinh, não úng thủy, mẹ bị bệnh khi mang thai cũng cần được kiểm tra thính lực. Trẻ nghe kém càng được chẩn đoán và điều trị từ sớm thì càng có cơ hội phục hồꩵi chức năng để phát triển toàn diện.
Các phương pháp kiểm tra thính lực cho trẻ em
Theo bác sĩ Trần Thị Thúy Hằng, hiện nay có 2💜 nghiệꦜm pháp kiểm tra thính lực cho trẻ tùy theo độ tuổi và tình trạng bệnh lý của trẻ.
Nghiệm pháp kiểm tra thính lực chủ quan
Nghiệm pháp đo thính lực tăng cường hình ảnh: đặt trẻ ngồi trên đùi bố mẹ trong trung tâm phòng đo. Gắn⛦ loa ở hai bên trái, phải của trẻ, các loa có đồ chơi (thường được gắn bên trong hộp) treo dưới đáy và có thể cử động khi đang đo. Khi âm thanh được phát ra, trẻ sẽ quay có "điều kiện" về hướng của loa và lúc này đồ chơi sẽ sáng lên kèm theo các cử động. Điều này sẽ thu hút sự chú ý và khuyến khích trẻ tiếp tục t🧸ham gia vào thử nghiệm.
Nghiệm pháp đo thính lực - chơi: vớiꦦ phương pháp này, âm thanh được ghép chung với một đáp ứng hoặc nhiệm vụ cụ thể để kiểm tra thính lực của trẻ. Ví dụ, bác sĩ sẽ khuyến khích trẻ để miếng gỗ đồ chơi gần vào má của trẻ. Khi nghe được âm thanh, trẻ sẽ đặt miếng gỗ đó vào hộp đồ chơi.
Kiểm tra thính lực bằng lời nói: bác sĩ sẽ dùng hình ảnh và lời nói để trẻ chỉ đౠúng được hình ảnh mà bác sĩ đang yêu cầu. Ví dụ, bác sĩ sẽ đưa 3 bức hình về trái cây bao gồm chuối, ജbơ, táo, sau đó hỏi trẻ "đâu là trái táo?" hoặc "con hãy chỉ vào hình nào có trái táo?".
Các nghiệm pháp đo thính lực khách quan
Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được trang bị hệ t🧸hống máy đo Resonance (Italy) và Natus (Mỹ) có thể đo thính lực khách quan, dễ dàng và không gây đau cho trẻ bằng nhiều phươn💟g pháp khác nhau:
Đo nhĩ lượng: nhĩ lượng đồ được thực hiện bằng cách đưa đầu dò vào tai, bịt kín ống tai lại. Áp suất không khí được thay đổi trong ống tai từ dương sang âm làm cho màng nhĩ chuyển động và sự chuyển động của màng nhĩ được ghi lại. Số lượng và hình dạng của chuyển động có thể loại trừ hoặc chỉ r🌞a các vấn đề khác nhau như: ဣứ dịch hòm nhĩ, tắc vòi nhĩ hoặc chuỗi xương con bị trật khớp hoặc xơ cứng (ví dụ, xốp xơ tai = otosclerosis). Theo bác sĩ Thúy Hằng, nghiệm pháp này không gây đau, ít tốn thời gian và rất nhạy đối với các trường hợp tổn thương tai giữa.
Đo phản xạ cơ bàn đạp: phương pháp này có thể gi💧úp đo phản xạ âm cùng bên hoặc đối bên. Sự hiện diện của phản xạ âm có thể dùng làm chẩn đoán loại trừ bệnh lý thần kinh th💜ính giác (auditory neuropathy).
Bác sĩ Hằng lưu ý, không phải mọi đứa trẻ đều có phản xạ cơ bàn đạp, vì thế khi đo không có phản xạ cơ bàn đạp không có nghĩa là trẻ đó bị khiếm thính. Nhưng nếu có phản xạ cơ bàn đạp, chắc chắn sức nghe không tệ hơn mức phản xạ phát ra, đặc biệ🅠t phản xạ hiện diện khi đo cùng bên thì chắc chắn trẻ không bị điếc dẫn truyền.
Đo âm ốc tai (OAE): được thực hiện bằng cách đặt một đầu dò nhỏ có chứa một micro và loa vào tai của trẻ. Khi trẻ ngồi hoặc nằm yên, các âm thanh sẽ được tạo ra trong đầu dò và đáp ứng trở lại từ ốc tai được ghi lại. Sau khi ốc tai xử lý âm thanh, kích thích điện đư♏ợc gửi đến cầu não, nhưng ngoài ra, có một âm thanh phụ và riêng biệt gọi là âm ốc tai không đi đến dây thần kinh mà đi trở lại vào ống tai của trẻ. Âm ốc tai sau đó được micro của đầu dò thu lại và hiển thị trên màn hình máy tính. Nếu âm ốc tai hiện diện ở những âm quan trọng cho việc hiểu lời nói, thì trẻ "qua được" (PASS) thử nghiệm tầm soát, tức là trẻ có phản xạ âm ốc tai, có phản ứng với âm thanh.
Đo điện thính giác thân não (ABR): ABR là một nghiệm pháp sinh lý để kiểm tra sự đáp ứng của não với âm thanh, từ đó giúp kiểm tra tính toàn vẹn của hệ t💧hống nghe từ tai đến cầu não. Phương pháp này được coi là tiêu chuẩn "vàng" để tầm soát thính lực ở trẻ sơ sinh.
Đo đáp ứng trạng thái ổn định thính giác (ASSR): thườn♏g kết hợp với ABR, thực hiện 𝕴trong khi trẻ đang ngủ để ghi lại đáp ứng từ dây thần kinh thính giác đến cầu não. ASSR kiểm tra được thính giác của trẻ ở một tần số cụ thể hơn, nhờ đó có thể giúp bác sĩ dự đoán được mức độ nghe cho một loạt các âm thanh với độ chính xác tăng lên. Ngoài ra, ASSR giúp phân biệt giữa điếc nặng và sâu rõ ràng hơn. Tuy nhiên, ASSR không phân biệt được giữa mất thính lực nhẹ và nghe bình thường nên có khả năng chẩn đoán sai cho trẻ bị mất thính lực nhẹ.
Chọn lựa nghiệm pháp kiểm tra thính lực phù hợp
Bác sĩ Thúy Hằng cho biết, mỗi độ tuổi sẽ có các phương pháp 𓆉kiểm tra thính lực 🌠khác nhau để phù hợp với khả năng nhận thức và hoạt động của trẻ.
Trẻ sơ sinh trẻ, nhỏ chưa biết hợp tác, trẻ chậm phát triển
Mới sinh đến 5 tháng tuổi: thử phản xạ mi mắt ốc tai bằ🔯ng phươꦍng pháp OAE, ABR, ASSR.
Từ 5 tháng đến 2 tuổi rưỡi: đo ♏nhĩ lượng, phản xạ âm bằng phương pháp VRA, OAE, ABR, ASSR.
Trẻ chꦡậm phát triển: đo nhĩ lượng, phản xạ âm ꧙bằng phương pháp VRA, OAE, ABR, ASSR.
Trẻ biết hợp tác (thường từ 3 tuổi trở lên)
Từ 3 đến 5 tuổi: đo thính lực - chơi, đo thính lực lời, đo nhĩ lượng, phản xạ âm bằng phương p🐭háp OAE, ABR, ASSR.
Từ 6, 7 tuổi trở lên hợp tác tốt: cꦑó thể thực hiện các nghiệm pháp đo chuẩn như♕ người lớn.
"Quy trình kiểm tra thính lực cho 💖trẻ rất đơn giản khoảng 10-15 phút. Trường hợp phát hiện giảm thính lực sớm, bác sĩ có thể điều trị nhẹ nhàng bằng phương pháp đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai cho trẻ. Nếu phát hiện muộn, phương pháp điều trị sẽ phức tạp hơn, thời gian hồi phục chậm hơn và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, khi có dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám sớm để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời", bác sĩ Thúy Hằng nhấn mạnh.
Nguyên Phương
Để đặt lịch khám, tư vấn đo thính lực cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thể liên hệ:
Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên. Hotline: 1800 6858
TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287 102 6789
Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Website đặt lịch khám .