𒅌Liên, 30 tuổi, là người sáng tạo nội dung, chuyên viên marketing, giáo viên tiếng Anh tại Thanh Xuân, Hà Nội. Yêu thích kiếm tiền, cô làm nhiều công việc một lúc, trung bình 12-14 tiếng một ngày, kéo dài 8 năm nay. Mỗi ngày, cô rời nhà từ 6h, về lúc 22h, sau đó ăn đêm và tiếp tục công việc đến 1h sáng.
🅰"Một ngày 24 giờ với tôi không đủ vì luôn bị 'dí' deadline, bị thúc giục. Mỗi khi nhãn hàng có chiến dịch ra mắt sản phẩm mới, tôi thường xuyên thức trắng cả tuần", Liên nói.
ꦅGần đây, cô bị đau nhức xương, co rút cổ vai gáy, đau dạ dày và trào ngược axit, cổ họng đau rát, thường xuyên phải uống kháng sinh. Đi khám, bác sĩ chẩn đoán Liên bị thoát vị đĩa đệm, trào ngược thực quản nặng, suy giảm miễn dịch, cần thay đổi lối sống. Số tiền khám và điều trị lên tới trăm triệu đồng nhưng bệnh tật đeo bám dai dẳng.
﷽"Không phải ai chăm chỉ cũng thành công, nhưng thành 'bệnh nhân' thì có. Dành cả tuổi trẻ, bán mạng để kiếm tiền, rồi lại lấy tiền đi chăm ngược lại", Liên nói, thêm rằng tình trạng hiện tại của cô bế tắc, vì nếu không duy trì công việc thì không đủ chi trả mức sống cao cấp đã thiết lập nhiều năm nay.
❀Cũng làm việc 14 tiếng mỗi ngày, từng nhập viện vì quá sức, Quốc Trung, ở Cầu Giấy, vẫn thấp thỏm vì sai sót. Trung là lập trình viên tại công ty phần mềm, thường xuyên thức xuyên đêm làm việc. Buồn ngủ, anh sẽ hút thuốc hoặc uống nước tăng lực, cà phê để đầu óc tỉnh táo. Với Trung, "overtime" hay làm thêm ngoài giờ đã trở thành "quy luật ngầm" ở công ty dù muốn hay không. Anh dành 80% thời gian cho công việc, hạn chế tụ tập, "thậm chí không nhớ lần cuối đi du lịch là năm nào".
ꦓ"Có những việc không tên, việc đột xuất, deadline thì xoay vòng trở thành đặc sản của dân công nghệ", Trung nói, thêm rằng không thể dứt khỏi vòng quay này vì áp lực nuôi vợ con và trả tiền trả góp mua căn hộ chung cư.
🌱Một lần, anh đang làm việc thì chóng mặt, nhìn mờ, đau nhức đỉnh đầu không dứt, khó thở. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt một tháng, đặc biệt là về đêm và sáng sớm. "Nhiều lúc cảm giác có tiếng nói trong đầu, tim đập nhanh", Trung nói. Đi khám tại Bệnh viện Đại học Y, bác sĩ chẩn đoán bị stress quá mức, khuyến cáo anh hạn chế thức khuya, không uống cà phê và hút thuốc, cần nghỉ ngơi và sinh hoạt lành mạnh, nếu không sẽ mắc các bệnh về thể chất, tinh thần nghiêm trọng.
Liên và Trung là hai trong nhiều trường hợp kiệt quệ sức khỏe vì công việc, còn gọi hội chứng Burn out. Năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu đưa hội chứng này vào Bảng phân loại Quốc tế về Bệnh tật𒉰 như một tình trạng sức khỏe liên quan nghề nghiệp.
🍷Tình trạng này phổ biến hơn ở nam giới và nhóm lao động trung niên trở lên. Nếu xếp theo khu vực, người dân ở Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương có nguy cơ rủi ro sức khỏe cao nhất, trong khi người châu Âu ít nguy cơ nhất.
Năm 2016, WHO công bố gần 500 triệu người đã phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe khi làm việc quá giờ. Đây cũng là năm ghi nhận hơn 745.000 người chết🐭 vì làm việc quá sức dẫn tới đột quỵ và bệnh tim. Một nghiên cứu khác của WHO công bố trên tạp chí Môi trường Quốc tế năm 2021, cho thấy người làm việc hơn 55 giờ mỗi tuần đối mặt nguy cơ đột quỵ cao hơn 35% và nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn 17% so với người làm việc 35-40 giờ mỗi tuần.
▨Frank Pega, một quan chức của WHO, nói: "Thời gian làm việc kéo dài có thể gây ra bệnh tim mạch bằng cách gia tăng căng thẳng làm tổn thương các tế bào trong não và tim. Chúng cũng có thể gây ra các phản ứng hành vi nguy cơ, chẳng hạn như ít tập thể dục hơn, chế độ ăn ít dinh dưỡng hơn hoặc ngủ ít hơn".
𓃲Bác sĩ Lê Thị Thúy Hằng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, cho biết cơ sở này tiếp nhận nhiều trường hợp stress quá mức do khủng hoảng và áp lực công việc. Nhiều người căng thẳng đến mức bị ám ảnh, ngủ cũng mơ về công việc, dễ xúc động, khó tập trung, giảm trí nhớ.
ꦰDấu hiệu đặc trưng của người làm việc quá sức là cảm giác cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi, lo lắng quá mức, tập trung kém, liên tục thấy tiêu cực. Nhóm này luôn cố gắng làm việc nhưng hiệu suất không như kỳ vọng, nhiều lúc chán chường, không có động lực dẫn đến trì hoãn, làm việc kém, dễ phạm sai lầm. Làm việc quá sức trong thời gian dài còn dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, suy giảm chất lượng sống.
ཧ"Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có nguy cơ rối loạn tinh thần, ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan như dạ dày, đại tràng, thậm chí muốn tự sát", bác sĩ nói.
Bà Hằng nhận định nguyên nhân dẫn đến hội chứng Burn out💛 chủ yếu là áp lực cuộc sống, phải giỏi, thành đạt sớm. Nhiều người mang gánh nặng gia đình, người thân nên buộc lao vào công việc kiếm tiền dù phải đánh đổi sức khỏe. Một số trường hợp cá tính mạnh mẽ, muốn thể hiện mình, cái tôi cao, cầu toàn...
♍Để phòng ngừa, tiến sĩ, chuyên gia tâm lý Phạm Mạnh Hà, khuyên cách đơn giản là đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Mọi người có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống bằng cách thiết lập ranh giới giữa gia đình và cơ quan, ngừng trả lời các email công việc khi đã trở về nhà. Ngoài ra, nên dành thời gian cho giải trí, thư giãn để "sạc pin" sau những giờ làm việc căng thẳng.
▨Cuối cùng, người gặp tình trạng kiệt quệ cần tăng cường kết nối xã hội, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người đáng tin cậy, trò chuyện về những vấn đề đang gặp phải. Khi có dấu hiệu bất thường về thể chất, tâm lý, nên đến bệnh viện khám hoặc gặp chuyên gia tâm lý, để được tư vấn cũng như điều trị kịp thời, tránh hậu quả nghiêm trọng.
Thùy An
*Tên nhân vật được thay đổi