Hải Phòng hiện là cửa ngõ xuất nhập khẩu lớn nhất phía Bắc, cũng làꦜ nơi tập trung nhiều khu công nghiệp với nhà máy sản xuất lớn. Do đó, tuyến Hà Nội – Hải Phòng được xem là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng, lưu chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất, xuất khẩu lẫn tiêu dùng.
Nhưng để tăng cường chống Covid-19, từ 12h ngày 24/7, Hải Phòng áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung trong 14 ngày đối với tất cả những người đi – về qua Hà Nội. Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) nhận xét, quy định này khiến toàn bộ hoạt động vận tải, hàng📖 hoá giữa Hà Nội – Hải Phòng bị đặt vào tình trạng hết sức căng thẳng vì các lái xe tải hàng nằm trong nhóm đối tượng bị áp dụng.
Chia sẻ với VnExpress sáng 25/7, một chủ doanh nghiệp cho biết, đội ngũ lãnh đạo đã༺ họp từ chiều hôm qua đến nay vẫn chưa chốt được cách chuyển hàng từ Hà Nội về cảng Hải Phòng. Họ có 2 container hàng tại nhà máy tại Ba Vì (Hà Nội) có lịch xuất khẩu đi Mỹ﷽ đầu tuần sau.
"Bên vận tải nghe tin lên Hà Nội đóng hàng về bị ꧟cách ♓ly tập trung 14 ngày nên họ sợ. Đi được một chuyến hàng rồi về không làm ăn được gì nữa ai mà dám", người này nói.
Phía các đơn vị vận tải cũng thừa nhận lo lắng này. Bà Nguyễn Minh Trang, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vận t๊ải Delta cho biết, doanh nghiệp trong ngành đang nghe ngóng chờ chính sách có thay đổi hay không. "Với quy định hiện tại, mọi ngườ♋i hoang mang lắm, một số doanh nghiệp vận tải đã từ chối hàng đi về qua Hà Nội rồi", bà nói.
Theo báo cáo c🤡ủa Ban IV, trước tình hình này, các doanh nghiệp đã đặt ra các phương án như đổi tài xế, sang tải... nhưng không phải công ty nào cũng đủ điều kiện và số lượng tài để bố trí từng chặng. Mặt khác, nhiều loại hàng hóa cũng không thể sang tải ở các chốt chặn quanh Hải Phòng vì việc sang tải phải cần thiết bị nâng cẩu, hỗ trợ đặc thù chỉ ở cảng hay trong từng khu sản xuất mới có.
Trên thực tế, trong yêu cầu phát đi, Hải Phòng có "mở" một cửa cho doanh nghiệp là trường hợp từ Hà Nội về mà có giấy xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19 do "các cơ sở được phép xét nghiệm tại Hà Nội" cấp, địa phương sẽ xem xét giải quyết theo từn꧟𝐆g trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, Ban IV cho rằng cánh cửa này quá hẹp và rất thiếu khả thi vì giấy xét nghiệp dạng này không dễ thực hiện cũng như mất đến 1,5 ngày may ra mới có kết quả.
Trong trưa 25/7, tổng hợp ý kiến từ các hiệp hội, doanh nghiệp liên quan, Ban IV đưa ra 3 kiến nghị với Hải Phòng để giải quyết tình trạng này.
Thứ nhất, doanh nghiệp mong Hải Phòng xem xét áp dụng lại cách thức trong đợt bùng Covid-19 lần ba hồi đầu năm: Các đơn vị vận tải có lái xe đi về từ vùng dịch bố trí chỗ ăn ở tập trung cho lái xe, không về nhà và không tiếp xúc các nơi khác để hạn chế nguy cơ. Hiện một số doanh nghiệp có hạ tầng tốt có thể đáp ứng ngay yêu cầu▨ này.
Thứ hai, với các đơn 🌱vị không có sẵn hạ tầng để lái xe ở tập trung, hoặc các doanh nghiệp chỉ có 1-2 lái xe chuyên chạy, doanh nghiệp đề xuất Sở Giao thông Vận tải và đơn vị chức năng liên quan xem xét bố trí 1-2 khu vực của thành phố để tổ chức ở tập trung có thể trả phí.
Điều kiện đi kèm với cá꧋c phương án này là cam kết chặt chẽ của các doanh nghiệp với các yêu🐬 cầu phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, với cá🍰c xe từ Hà Nội và vùng dịch khác đưa hàng đi cảng Hải Phòng để xuất khẩu, doanh nghiệp đề xuất địa phương cho phép áp dụng quy trình "lái xe không tiếp xúc" mà Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics (VLA) đã đề nghị; lái xe thực hiện 5K và mọi biện pháp sàng lọc nhanh tại các chốt, sau đó vào tới cảng hoặc các khu giao/nhận hàng thì ngồi tại buồng lái, không tiếp xúc với bất cứ ai của đơn vị đối tác; công tác bốc vác, sang tải, giao nhận hàng bố trí lực lượng khác thực hiện.
Trong lúc chờ đợi địa phương có thể đưa ra các chính sách mới, để kịp cho 2 container xuất khẩu đúng hạn, doanh nghiệp kể trên đan🤡g tính toán đưa hàng 🗹ra khỏi Hà Nội rồi mới đặt xe vận chuyển về Hải Phòng.
"Chúng tôi đang nhờ bạn bè tìm kho bãi 🔴xem ở đâu p🌳hù hợp vì còn cần cả máy móc, thiết bị bốc dỡ", người này nói. Mỗi container hàng, nếu thực hiện theo phương án này, sẽ mất thêm khoảng 20 triệu đồng. "Tầm này tiền thuê mặt bằng kho bãi, xe chuyển hàng ra khỏi Hà Nội đều tăng, giá cũng cao lắm không như ngày bình thường", ông chia sẻ.
Nếu phải huỷ tàu, tiền cọc bị mất là vài chục triệu đồng. "Mất tiền là một, nhưng đặt lại tàu được hay không lại là chuyện kh♊ác vì giờ các vận tải biển cũng không dễ gì", người này nói.
Trả lời VnExpress chiều ngày 25/7, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam cho biết sẽ không áp dụng 𓄧cách ly 14 ngày với lái xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu từ Hà Nội về. Nhưng♌ đối tượng này sẽ cần có giấy xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19.
Ngoài ra, các phương tiện chỉ bị kiểm so🦂át tại chốt kiểm soát dịch cuối chặng đường là tại cảng hoặc tại kho bãi. Xe nào chưa có logo phân luồng đỏ, vàng, xanh sẽ thực hiện khai báo tại chốt kiểm soát dịch và sau khi đủ điều kiện được phát logo màu theo quy định.
Việc một số tỉnh, thành áp dụng biện pháp thái quá, gây cản trở cho người dân, doanh nghiệp lưu thông hàng hoá c༺ũng đượcꩲ nêu tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội hôm nay.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Thường trực Ủy ban Tư ph🍎áp nói: "Cả nước như một cơ thể sống quan hệ tuần hoàn chặt chẽ, nên không thể vì một chỗ bị bệnh mà cắt rời hết tất cả. Vấn đề đặt ra là cách ly🎶 mà không tách rời, gây đứt gãy nền kinh tế".
Trước đó, hồi đầu năm, để chống dịch, Hải Phòng 💝đã quyết định dừng tiếpꩲ nhận không chỉ công dân mà cả hàng hoá từ Hải Dương trong thời gian tỉnh này giãn cách xã hội (từ ngày 16/2 đến ngày 3/3) khiến hàng hoá Hải Dương bị tắc nghẽn, kêu cứu suốt một thời gian.
Phương Ánh - Giang Chinh