Xe phóng đạn của tổ hợp KN-06 tham gia duyệt binh
Triều Tiên được đánh giá là một trong những quốc gia có mạng lưới phòng không dày đặc nhất trên thế giới, với các hệ thống tên lửa, pháo ♕cao xạ đa tầng, nhằm ngăn chặn các nguy cơ tấn công đườnꦜg không của đối phương.
Đáng chú ý nhất trong mạng lưới phòng không này là hệ thống tên lửa được Mỹ gọꦐi là KN-06. Đây là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa có uy lực do Triều Tiên tự nghiên cứu chế tạo, theo Global Security.
KN-06 (Pongae-5) được Triều Tiền phát triển và phóng thử nghiệm thành công lần đầu vào tháng 6/2011, có thể sử dụng nh🅺iều công nghệ từ dự án chế tạo bản nhái tên lửa S-300 của Iran.
Không có nhiều thông tin được😼 công khai về tổ hợp này. Hình ảnh do Triều Tiên công bố cho thấy tên lửa của KN-06 sử dụng động cơ nhiên liệu rắn và ứng dụng phương pháp phóng lạnh. Tổ hợp này được trang ♔bị radar mảng pha quét điện tử và hệ thống dẫn đường qua tên lửa (TVM). Quả đạn có tầm bắn không dưới 150 km, được lắp đầu đạn nổ mạnh nặng 120-500 kg.
KN-06 sử dụng kh💮ung gầm Kamaz 6x6 để làm xe chở đạn kiêm ống phóng (TEL). Ba ống phóng gắn trên phần sau của khung xe, cho thấy đường kính đạn K꧙N-06 có thể lớn hơn mẫu 5V55 hoặc 48N6 của S-300 Nga, nhưng chiều dài lại thua kém.
Đạn tên lửa được chứa trong ống phóng kiêm ống bảo quản, đơn giản hóa việc bảo quản và rút ngắ🦂n thời gian triển khai chiến đấu. Việc phóng thẳng đứng giúp quả đạn tấn công mục tiêu từ mọi hướng, không phải quay bệ phóng như hệ thống Patriot PAC-3 của Mỹ và đồng minh.
Một tổ hợp KN-06 được cho là gồm xe chỉ huy, đài radar điều khiển hỏa lực và 6-12 xe phóng đạn. Cơ cấu này tương đồng với tổ hợp HQ-9/FD-2000 do Trung Quốc phát triển. Tuy nhiên, tầm c💝hiến đấu của KN-06 có phần vượt trội, gần tương đương với hệ thống S-300PMU-1 của Nga.
Với KN-06 cùng một loạt tên lửa phòng không khá hiện đại khác, Triều Tiên đã xây dựng được hệ thống phòng không hiện đại, đầy uy lực, tư🌠ơng đương những tổ hợp tên lửa tầm xa của Nga và Trung Quốc, bất chấp lệnh cấm vận áp đặt lên nước này trong nhiều năm qua, chuyên gia quân sự Bradley Perrett kết luận.
Hòa Việt