Ngày Tết, nếu chỉ nói đến chợ ở các đô thị thì chưa đủ, chợ quê cũng hấp dẫn và có hương vị riêng. Quê tôi miền trung du, một miền quê nghèo heo hút. Cứ mỗi độ Tết đến xuân về♈, dạo quanh các phiên chợ quê, ở đâu cũng bắt gặp cái không khí ồn ào, náo nhiệt của sự ﷽trao đổi bán mua chân chất mộc mạc.
Thường ngày, chợ quê đã đông đúc, nhưng vào ngày giáp Tết, chợ lại càng đông đúc ꦺhơn. Đối với những người nông dân quê tôi, phiên chợ giáp Tết rất lớn. Họ đi chợ không chỉ sắm Tết, mà còn phải lo đem n💎hững nông sản, lúa, gạo, sắn, ngô, lạc đỗ, rau cỏ... để trao đổi lấy những hàng hoá vật dụng thiết yếu. Tất cả nhằm phục vụ cho sinh hoạt gia đình, nhất là trong những ngày giáp Tết. Họ cố gắng xoay sở để có thêm đồng tiền chi tiêu trong ngày Tết.
Kỷ niệm còn đọng lại trong ký ức t💮uổi thơ của tôi là hình ảnh mẹ và những người hàng xóm với dáng tảo tần dậy từ 4 giờ sáng những ngày giáp Tết, sắp xếp gánh hàng gồm đủ các thứ cây nhà lá vườn, để mang ra chợ bán. Tất cả để lo cho gia đình một cái Tết sung túc, đầy đủ, mua sắm thêm cho chúng tôi manh quần tấm áo mới. Còn đối với chúng tôi, được đi chợ quê ngày giáp Tết là cả một mơ ước và một sự chuẩn bị công phu. Đi ngủ từ sớm, cả đêm phấp phỏng chờ đến sáng. Cẩn thận đếm từng đồng bạc lẻ tích cóp được cả năm nhét vào túi quần, cài kim băng lại rồi í ới gọi nhau đi chợ.
Nhà tôi cách chợ Mọc (thị trấn Cao Thượng, Tân Yên, Bắc Giang) khoảng 5 cây số. Song, nếu đi tắt qua cánh đồng, tôi chỉ mất hơn 3 cây số thôi. Tôi chẳng cần xe đạp, vì cũng chẳng có mà đi, cũng không ngại xa, được đi chợ đã là điều tốt lắm rồi. Hàng hoá ở chợ quê tôi ngày giáp Tết cũng phong phú đủ loại, gần gũi với nhu cầu và đời sống ng🍸ười nông dân. Vào dịp Tết, hàng hoá bán chạy hơn ngày thường rất nhiều.
Người dân quê thường n⛦gày quen tự túc, tự cấp là chính chỉ có mấy ngày Tết là họ lo sắm đủ thứ từ đồ ăn, thức uống, đến những vật dụng sinh hoạt đơn giản. Hàng hoá ở chợ quê cũng chủ yế༒u là hàng nội và được bán chạy hơn hàng ngoại. Đối với người lớn, các mặt hàng thịt lợn, giò, măng, miến, mì chính, mắm muối, hộp mứt, gói kẹo, chai rượu màu, quần áo trẻ con... là những thứ hàng mua sắm thiết yếu không thể thiếu khi đi chợ Tết.
Đối với lũ trẻ chúng tôi, ngoài cái háo hức được hoà vào trong dòng người đông đúc của không khí chợ Tết quê, được ngó nghiêng hàng hoá, xem quần áo mới, được sà vào hàng bánh rán mà mỗi cái bánh chỉ con con dính tý đường. Nhưng tôi thích nhất là pháo. Bây giờ cấm pháo rồi nhưng tôiꩲ vẫn còn nhớ ngày ấy pháo nhiều vô kể, bày bán ở khắp trong chợ với đủ các loại, từ pháo tép, pháo cối, pháo đùng, pháo thăng thiên, pháo bánh dài lê thê, xanh đỏ đủ màu... Tiếng pháo nổ đì đùng, mùi khói hăng nồng khắp xóm.
Chợ quê ngày giáp T♋ết họp sang cả chiều, song có lẽ buổi chiều không còn hấp dẫn chúng tôi như buổi sáng. Buổi trưa, dưới cái mưa bụi bay bay và cái bụng đói meo vì tiền dốc cả vào mua pháo, song chúng tôi ra về trong một niềm vui khó👍 tả.
Chợ quê ngày giáp Tết ngày nay vẫn còn, song do cuộc sống đổi thay, phát triển người dân quê tôi không còn phải lo tích trữ hàng Tết đồ ăn trong nhà như trước nữa. Hai chín, thậm chí chiều 30 đi🌱ꦗ chợm chỉ cần 30 phút là đã có đầy đủ những thứ thiết yếu cho cả một gia đình rồi, cốt là có tiền thôi. Đối với lũ trẻ con có lẽ chúng cũng không còn háo hức với đi chợ ngày giáp Tết nữa, chúng quan tâm nhiều hơn đến game, vi tính, truyện tranh và thích đi siêu thị hơn...
Mấy chục năm trôi qua, chúng tô💫i đã trưởng thành, đi khắp đó đây, đặt chân đến những nhà hàng, siêu thị sang trọng đầy ắp hàng hoá, với cung cách phục vụ lịch sự, chu đáo, song tôi vẫn nhớ về những phiên chợ quê ngày giáp Tết. Tôi vẫn muốn hoà mình vào cái không khí ồn ào, sôi động bán mua, mặc cả ì xèo của những người dân quê chân chất, mộc mạc tìm lại được tuổi thơ của mình và để cảm nhận mùa xuân đang về.
Từ ngày 15/1 đến hết 1/3, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi "Tết và tuổi thơ" để chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm ngày Tết bé thơ đầm ấm bên gia đình. Độc giả bấm vào đây để tham gia. |
Đỗ Tuấn Khoa