Nhà ở quận 6, TP HCM, chị Lê có nhu cầu vay 100 triệu đồng để sửa lại nhà. Tìm đến một chi nhán♎h ngân hàng ngoạꦐi trên đường Lê Đại Hành, quận 10, chị được nhân viên cho biết lãi suất vay tín chấp tại nhà băng đang phổ biến 25% một năm (vay từ 50 đến dưới 150 triệu), còn trên 150 triệu là 24%.
Lãi vay tín chấp hiện lên tới 26% một năm. Ảnh: Lệ Chi |
Số tiền giải ngân tối đa tương đương với 10 tháng thu nhập của khách hàng. Tuy nhiên, gói vay này chỉ áp dụng với những người có thu nhập hàng tháng từ 8 triệu đồng trở lên, được trả lương qua tàiꦺ khoản ngân hàng và làm việc tại cô🐼ng ty trên 12 tháng. Sau một hồi đắn đo, chị đành ngậm ngùi ra về. "Với mức lãi suất này, tôi thật sự không thể vay nổi", chị nói.
Gõ cửa thêm 💜vài ngân hàng cổ phần khác, chị cũng không nhận được tín hiệu tích cực hơn. Ngay cả chỗ thân quen như Techcombank, nơi chị 🌱đang sử dụng dịch vụ thẻ visa, ATM và một số giao dịch khác... cũng báo lãi suất vay tiêu dùng tín chấp 22,5% một năm.
Tương tự, chị Thanh ở Bình Tân, cần vay 300 triệu để buôn bán nhỏ. Chị tìm đến một ng🐼ân hàng cổ phần trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1. Tiếp nhận hồ sơ của chị, ngân hàng tỏ ra hào hứng vì các loại giấy tờ đều hợp lệ, mục đích vay rõ ràng, khả năng trả nợ tốt với nguồn thu nhập hằng tháng ổn định.
Tuy nhiên, sau thời gian thẩm định, nhân viên ngân hàng cho biết, lãi suất ngân hàng áp dụng là 22% một năm, tính theo dư nợ giảm dần. Nhân viên này còn thông báo đây là mức ưu đãi dà🌱nh cho những khách hàng thường. "Những nhà băng cho vay với mức thấp dưới 20% chủ yếu do họ tính lãi theo dư nợ gốc", nhân viên này phân trần.
Trong khi đó, với vay thế chấp tওuy mức lãi suấ🎶t dễ thở hơn nhưng vẫn cao so với sức chịu đựng của khách hàng. Cán bộ tín dụng một chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, cho biết, hiện nay khách hàng vay tiền mua nhà và thế chấp bằng chính ngôi nhà này sẽ được vay khoảng 70% trị giá nhà (do nhà băng định giá). Lãi suất khoảng 17-18% một năm với thời hạn vay 10 năm.
Theo lời cán bộ trên, mức lãi suất này đã giảm 2-5% so với trước. Khách vay vốn được trả nợ theo phươn🔯g pháp dư nợ giảm dần, nghĩa là trả được bao nhiêu, ngân hàng sẽ tính lãi trên số tiền còn lại. "3 tháng một lần, ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất theo thị trường', anh nói. Riêng với các khoản vay tín chấp, anh này cho biết BIDV hiện chỉ cho vay tín chấp đối với các cá nhân được trả lương qua chính ngân hàng này, nhưng cũng trong giới hạn.
Đại diện một nhà băng nước ngoài vừa giảm lãi🌳 suất vay tiêu dùng còn hơn 20% một năm thừa nhận mức này vẫn cao so với sức chịu đựng của khách hàng. Tuy nhiên, đã là mức lãi suất được cắt giảm từ 4,5% đến 5% trong vòng 4 tháng qua.
Theo Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châ🐓u Nguyễn Thanh Toại, vấn đề lớn nhất của các ngân hàng hiện nay vẫn là thanh khoản, đặc biệt là các tổ chức nhỏ. "Thanh khoản khó khăn nên dù có room tín dụng mới cho 2012, nhiều ngân hàng vẫn nghi ngại với các khoản cho vay cá nhân.🐲 Nếu có, lãi suất cho vay cũng khó giảm như kỳ vọng", ông nói.
Ông Trịnh Văn Tuấn, Tổng giám đốc OCB cho biết, tín dụng cá nhân tại nhà băng tính từ đầu năm đến n൲ay có tăng trưở♏ng hơn so với tín dụng doanh nghiệp, nhưng không đáng kể. Riêng cho vay tín chấp, OCB có tỉ lệ rất ít và không chú trọng. Bởi theo ông Tuấn, bên cạnh vấn đề pháp lý còn lỏng lẻo thì cho vay tín chấp có rủi ro lớn. Các ngân hàng muốn đẩy mạnh mảng này phải có thời gian xây dựng sản phẩm đặc thù và những biện pháp quản lý chặt chẽ dòng vốn để tránh nợ xấu.
Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM, khách hàng đi vay vướng nhất là tài sản đảm bảo. Nắm rõ điều này, các công ty tài chính đẩy mạnh cho vay tín chấp để kéo khách hàng. “Các nhà băng nếu không chú trọn♎g cho vay tín chấp với những chính sách ưu đãi sẽ đồng nghĩa với việc mất khách hàng”, ông Dương nhấn𒐪 mạnh.
Lệ Chi