Trả lời:
Mỗi loại vaccin🅷e có tỷ lệ phản ứng không mong muốn nhất định. Phản ứng sau tiêm của từng trẻ có thể khác nhau, phụ thuộc vào cơ địa, mức độ nhạy cảm với các thành phần có trong vaccine, loại vaccine tiêm chủng. Các phản ứng gồm mức độ nhẹ như ngứa, ban đỏ tại chỗ tiêm hoặc mức độ nặng như phù nề, sưng, xung huyết tại vị trí tiêm.
Lý do là vaccine kích thích cơ thể hình thành miễn dịch, sản xuất tế bào lympho T và kháng thể, bắt chước quá trìn✱h nhiễm trùng tự nhiên. Sau đó, cơ thể xuất hiện các phản ứng sau tiêm, không có hại do cơ thể cần xây dựng hàng rào miễn dịch. Một số trường hợp có bạch cầu tăng bất thường trong máu hoặc phản ứng viêm. Quá trình này gọi là "nhiễm trùng giả".
Khi "nhiễm trùng giả" biến mất, cơ thể sẽ hình thành bộ nhớ miễn dịch, trong đó tế bào lympho T, tế bào lympho B ghi 💜nhớ cách chống lại bệnh đó trong tương lai. Cơ thể cần khoảng 2 tuần để sản xuất đủ các tế 🧜bào miễn dịch nói trên.
Còn nhóm khác gồm đại thực bào, tế bào đơn nhân và các hóa chất trung gian gây viêm như Interferon, Interleukin, PGD, TGF... sẽ kích hoạt hệ thống phòng thủ. Đôi khi, cơ chế bảo vệ quá mạnh, sẽ gây ra những phản ứng vận mạch tại vị trí tiêm, trẻ có thể sốt cao, ban xuất huyết và sưng cứng tại chỗ tiêm.
Con bạn có vết tiêm sưng nhẹ và lan rộng, là phản ứng bình th⭕ường và tự khỏi sau 1-2 ngày. Bạn nên tiếp tục theo dõi tình trạng của con tại nhà ít ღnhất 48 giờ sau tiêm, có thể chườm lạnh để giúp giảm đau và sưng.
Khi bế con, bạn tránh chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh, đắp khoai tây hay bôi đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng. Nếu vết tiêm tiếp tục sưng đau, bầm rộng nhiều hơn hoặc phản ứng khác, gia đình 𝄹cần liên hệ trung tâm tiêm chủn🅷g hoặc tới cơ sở y tế gần nhất.
Các phản ứng sau tiêm là không thể tránh khỏi nhưng ở một tỷ lệ nhỏ, có thể kiểm soát nếu phát hiện sớm và xử trí đúng cách, kịp thời. Việc hoang mang lo lắng dẫn tới trì hoãn tiêm chủng có thể khiến 🍬trẻ nhiễm các bệnh nguy hiểm, để lại gánh nặng bệꦯnh tật cho gia đình và xã hội.
ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng
Quản lý Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC