Khi bị kẹt
Trong thang máy có nút bấm khẩn cấp, thường là nút có hình chiếc chuông và cả đèn cảnh báo𒈔. Khi bị kẹt, bạn cần bình tĩnh, tránh la hét mất sức. Trường hợp bị kẹt lâu, la hét nhiều còn ảnh hưởng đến tính mạng vì lượng oxy trong thang sẽ ít dần. Bạn cũng không nên dùng sức cậy, đập phá cửa. Thang máy được thiết kế tự động, khi bị tác động mạnh có thể kẹt chặt hơn, thậm chí bị rơi tự do.
Bạn cần bấm nút khẩn cấp để báo bảo vệ, ban quản lý tòa nhà. Nếu trong thang máy có điện thoại, bạn có thể gọi đường dây nóng của đơn vị thi công, lắp đặt♏👍 thang máy hoặc trực tiếp liên lạc tới lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ qua số 114. Khi liên lạc, bạn cần mô tả thông tin ngắn gọn, chính xác gồm: tên tòa nhà, vị trí thang máy bị kẹt, trong thang có bao nhiêu người và tình trạng sức khỏe từng người.
Ngoài ra, bạn cần nhớ chỉ bấm nút cầu cứu, không bấm linh tinh những nút khác. Việc này có thể khiến thang bị lỗi hệ thống điều khiển điện tử, khi lực lượng chức năng tiếp cận sẽ mất nhiều 🔯thời gian giải cứu hơn.
Trường hợp bị kẹt đông người, bạn 🎶vẫn nên tuân thủ các nguyên tắc trên, đặc biệt không mở nắp thang máy để trèo lên trên như trong một số bộ phim hành động. Khi bị tác động một lực mạnh từ phía trên, thang có thể rơi tự do.
Khi thang rơi tự do
Thang máy rơi tự do chỉ diễn ra t🉐rong thời gian ngắn, do đó bạn cần quyết định thật nhanh mình sẽ làm gì. Trường hợp này, bạn cần nắm chắc tay cầm trong thang máy hoặc cần nằm sấp xuống sàn, thẳng người. Cùng lúc đó, bạn tận dụng đồ đạc mang theo như balô, quần áo lót xuống dưới vùng ngực để tránh va đập mạnh, tay có thể đặt lên gáy để bảo vệ cổ. Bạn không nên nằm gập người hoặc ngồi ôm gối vì chấn động có thể làm tổn thương cột sống.
Thanh Hằng (ghi)