🙈Trong cấy ghép nội tạng, cơ quan cấy ghép phải tương thích với người nhận và phải duy trì cơ quan đó vẫn hoạt động trong quá trình di chuyển từ người hiến tặng sang người nhận cho đến khi phẫu thuật. Theo phương pháp truyền thống, trong quá trình di chuyển, cơ quan cấy ghép được bảo quản ở nhiệt độ rất thấp. Quá trình này hạn chế về thời gian (gan chỉ sống được từ 8-12 giờ khi giữ trong kho lạnh) và có thể làm hỏng các mô cơ quan. Vì lý do này, các nhà khoa học đã nghiên cứu cách mới để giữ các cơ quan hiến tặng vẫn sống mà không cần nhiệt độ quá lạnh.
Công trình nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Công nghệ sinh học tự nhiên💮 (Anh) vào cuối tháng 5, các bác sĩ thuộc Bệnh viện Đại học Zurich (Thụy Sĩ) đã sử dụng máy truyền dịch để giữ gan sống trong 3 ngày, sau đó cấy ghép thành công cho một bệnh nhân. Đây là ca ghép gan hiến tặng được duy trì hoạt động bằng máy truyền dịch, không cần nhiệt độ cực lạnh đầu tiên trên thế giới. Sau một năm, lá gan của bệnh nhân được ghép vẫn đang hoạt động tốt.
Gan hiến tặng được bảo quản bằng phương pháp tưới máu bằng máy tại chỗ. Gan được cấy ghép có chức năng bình thường, với tổn thương tái tưới máu tối thiểu và chỉ cần một chế độ ức chế miễn dịch tối thiểu. Bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh, hiện sống bình thường, không có bất kỳ dấu hiệu nào của tổn thương gan, đào thải hoặc tổn thương đường mật.
🅘Các nhà khoa học Thụy Sĩ đã nghiên cứu máy truyền dịch như một phương pháp thay thế cách làm truyền thống để lưu trữ nội tạng. Máy bắt chước chức năng của tim và phổi là bơm máu, oxy vào cơ quan. Các chuyên gia y tế sẽ cung cấp một loại hormone và chất dinh dưỡng cho cơ quan hiến tặng, giống như các cơ quan trong cơ thể nhận được các chất này từ ruột và tuyến tụy.
🌊Theo GS.TS Pierre Alain Clavien, Trưởng khoa Phẫu thuật và Cấy ghép nội tạng, Bệnh viện Đại học Zurich (thuộc nhóm nghiên cứu), bác sĩ không phải thực hiện ca mổ khẩn cấp để "chạy đua" với thời gian sống của nội tạng hiến tặng. Thời gian sống kéo dài trên máy truyền dịch cho phép điều trị gan sâu trước khi cấy ghép, điều mà trước đó chưa thực hiện được.
🍒Giáo sư Clavien cho biết thêm, nhóm nghiên cứu của ông đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm để gan cấy ghép được bảo quản dài hơn trên máy truyền dịch. Ông tin rằng, tương lai công nghệ máy truyền dịch có thể được sử dụng cho các cơ quan khác. Việc tưới máu cho thận và tử cung, đã được chứng minh là khả thi trong các thí nghiệm tiền lâm sàng của nhóm. "Về mặt lý thuyết, công nghệ này phù hợp với tất cả các cơ quan được cấy ghép hiện nay, tuy nhiên sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh", giáo sư Clavien nói.
⛎Theo Mạng lưới Chia sẻ nội tạng Mỹ, gan là cơ quan được cấy ghép phổ biến thứ hai sau thận. Cứ 9 phút có một người chờ ghép tạng. Dù tỷ lệ người hiến tạng ngày càng tăng nhưng nguồn nội tạng để cấy ghép vẫn luôn thiếu. Tiến sĩ Robert S. Brown, Trưởng khoa Tiêu hóa và Gan mật, Bệnh viện Đại học Zurich nhận định, bảo quản tạng hiến tặng bằng máy truyền dịch có thể lấy các cơ quan chưa thể cấy ghép trước đây làm cho chúng có thể cấy ghép được, tăng khả năng tiếp cận nội tạng cho bệnh nhân. Phương pháp này tăng chất lượng nội tạng cấy ghép do thời gian sống kéo dài, bác sĩ có thể can thiệp làm nội tạng hiến tặng hoạt động tốt hơn.
Mai Cát
(Theo Medical News Today)