Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Gia🌠ng) cho biết, các đập được triển khai lắp ngày 28/1, đẩy nhanh thi công để hoàn thành trước Tết âm♎ lịch.
8 đập nhằm bảo vệ nước sinh hoạt cho khoảng 1,1 t🍃riệu dân 2 tỉnh Tiền Giang và Long An, trong đó tỉnh Tiền Giang 800.000 dân. Ngoài ra, đập đảm bảo đủ nước ngọt cho 128.000 ha sản xuất nông nghiệp 2 tỉnh vượt qua mùa hạn mặn. Về lâu dài, Tiền Giang kiến nghị Trung ương đầu tư hệ thống cống đóng, mở trên kênh Nguyễn Tấn Thành (dài 19 km) làm hồ trữ nước ngọt với kinh phí 400 tỷ đồng.
Theo ông Pháp, Ủy hội sông Mê Công dự báo mùa hạn mặn năm nay sớm hơn dự kiến. Nguyên nhân là hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) giảm xả🌠 nước xuống hạ du gần 50% (lưu lượng xả còn khoảng 1.00♍0 m3/s). Điều này làm gia tăng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong đầu tháng 2.
Hiện, độ mặn đo được tại TP Mỹ Tho (cách đập Nguyễn Tấn Thành 7 km) khoảng 1,7 phần nghìn, tại vị trí đập tiếp giáp sông Tiền khoảng 0,6 phần nghìn. Dự báo, mùa hạn mặn năm nay khả ⭕năng cao hơn một chút so với năm 2016 và thấp hơn năm 2020.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng dự báo, trong tháng 2, ranh mặn 4 phần nghìn trên sông Vàm Cỏ Đông sẽ vào sâu từ 75-80 km, Vàm Cỏ Tây từ 80-90 km, ở mức tương đương cùng kỳ năm 2016. 🐻Tại Cửa Tiểu, ranh mặn vào từ 50-55 km, Cửa Đại từ 48- 53 km, Hàm Luông từ 70-73 km. Độ mặn 💯cao nhất xuất hiện vào tháng 3, dự kiến kéo dài khoảng 3 tháng.
Mùa hạn mặn năm ngoái kéo dài 6 tháng khiến 6 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng công bố tình huốnꦑg hạn mặn khẩn cấp. Hạn mặn gây thiệt hại 43.000 ha lúa, 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Chính phủ đã chi 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó.
Hoàng Nam