ꩵNgày 21/9, bác sĩ Hồ Ngọc Bảo, khoa Cấp cứu, cho biết thông tin trên, thêm rằng biến chứng có thể khiến bệnh trầm trọng, tử vong nếu không điều trị kịp thời.
ꦬNhư bà Lê, 85 tuổi, mắc bệnh tiểu đường, tự tiêm insulin 15 năm nay. Người bệnh cấp cứu do mệt, run, vã mồ hôi, li bì. Kết quả xét nghiệm cho thấy đường huyết giảm rất thấp. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân tiêm insulin quá liều. Sau điều trị hạ đường huyết, bà tỉnh táo, sức khỏe ổn định, xuất viện sau 7 ngày.
🍸Khác với bà Lê, ông Tuấn (56 tuổi) và bà Hồng (54 tuổi) nhập viện do tăng đường huyết. Do quên tiêm insulin, đường huyết của ông Tuấn tăng 4 lần bình thường, nhiễm toan ceton (tích tụ axit trong máu), khiến lừ đừ, mệt, khó thở, nôn ói, khát nước nhiều. Ông được truyền dịch, điện giải và insulin, bớt triệu chứng.
▨Còn bà Hồng mắc bệnh tiểu đường 20 năm, gần đây đường huyết ổn định nên tự điều chỉnh liều tiêm insulin theo lượng bữa ăn nhiều hoặc ít. Bà bị nôn ói liên tục nên nhập viện cấp cứu, được chẩn đoán tăng đường huyết, nhiễm toan ceton. May mắn bà được điều trị kịp thời, vì nếu trễ có nguy cơ tử vong.
𝓀Tiểu đường là bệnh mạn tính, với đặc trưng đường huyết luôn ở mức cao hơn bình thường bởi tuyến tụy không tạo đủ insulin hoặc không sử dụng hiệu quả insulin. Người bệnh cần uống thuốc trị mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.
ꦿBS.CKI Phan Thị Thùy Dung, Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, cho biết thuốc điều trị tiểu đường gồm hai nhóm chính là insulin và nhóm hạ đường huyết thông qua đường uống. Insulin giúp hạ đường huyết, có tác dụng nhanh chóng 5-30 phút sau tiêm. Tùy vào từng ca bệnh, bác sĩ hướng dẫn cho người bệnh sử dụng insulin phù hợp.
😼Bác sĩ khuyến cáo người bệnh tiểu đường phải dùng thuốc theo đúng chỉ định, không được quên uống thuốc hoặc sử dụng quá liều. Người bệnh cũng không tự ý thay đổi liều lượng thuốc dù đường huyết ổn định như trường hợp của bà Hồng.
🦩Trường hợp bệnh nhân quên uống thuốc khiến đường huyết tăng như ông Tuấn rất thường gặp. Thông thường, thuốc điều trị tiểu đường đều kèm theo nhãn hiệu thuốc và thông tin hướng dẫn cụ thể người bệnh nên làm gì khi bỏ lỡ liều. Nếu đường huyết tăng cao, với biểu hiện như khát, đói quá mức, đi tiểu nhiều, mệt mỏi..., người bệnh nên đến viện khám. Đường huyết từ 250 mg/dL là ngưỡng nguy hiểm.
🎉Đường huyết kiểm soát không tốt dễ dẫn đến biến chứng tiểu đường cấp tính như nhiễm toan ceton, hôn mê, tăng áp lực thẩm thấu. Một số biến chứng mạn tính khác như tổn thương mạch máu lớn (nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não), tổn thương mạch máu nhỏ (suy chức năng của thận, bệnh thần kinh ngoại biên...) cũng có thể xảy ra.
꧑Ngoài dùng thuốc, để kiểm soát tiểu đường, người bệnh nên hạn chế ăn tinh bột, trái cây ngọt, đồ đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều đường. Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, các chất kích thích khác. Cân bằng các chất dinh dưỡng từ thịt, cá, trứng, rau, củ quả trong ba bữa chính mỗi ngày.
ꦺNên thường xuyên vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất hai ngày mỗi tuần tập các động tác lên nhóm cơ chính gồm chân, hông, lưng, bụng, ngực, vai và cánh tay. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, làm việc nhà, khiêu vũ, tập yoga, bơi lội, xe đạp... Kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà, tái khám định kỳ thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ, giúp theo dõi, điều trị bệnh tốt hơn. Khi có triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến viện để được điều trị sớm.
Đinh Tiên
20h, ngày 22/9, chương trình tư vấn trực tuyến "Những sai lầm khi kiểm soát đường huyết tại nhà ở người đái tháo đường" phát trên fanpage VnExpress🍌. Chương trình cung cấp thông tin về cách sử dụng thuốc, dinh dưỡng và vận động giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tại nhà tốt. 𒅌Các bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tham gia tư vấn gồm TS.BS Hoàng Kim Ước, TS.BS Lâm Văn Hoàng, BS.CKII Đinh Thị Thảo Mai. Độc giả đặt câu hỏi tại đây để được tư vấn. |