Thạc sĩ Huỳnh Hoài Phương (khoa Nội Tiêu hóa, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) cho biết, loét thực quản do thuốc có thể xảy ra ở người lớn và trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh ước tính là 3,9/100.000 người mỗi năm. Người lớn tuổi và trẻ em có nguy cơ cao hơn. Nguyên nhân là do người bệnh uống ít nước hoặc uống thuốc ở tư thế nằm hoặc nằm ngꦬay sau khi uống thuốc. Viên thuốc không thể di chuyển xuống dạ dày mà mắc kẹt ở một phần nào đó trên thực quản. Với các loại thuốc ✅dạng con nhộng, tình trạng này xảy ra rất thường xuyên.
Bác sĩ Hoài Phương chia sẻ thêm, loét thực quản thường do các loại thuốc giảm đau nhóm NSAIDS gây ra hoặc các thuốc nhóm biphꦅosphonate (điều trị loãng xương), thuốc kháng sinh nhóm doxycycline, clindamycin (thường dùng trong điều trị bệnh phụ khoa và da liễu), thuốc chống huyết khối (aspirin, warfarin)... Các loại thuốc này gây loét bằng cách làm giảm hoạt động bảo vệ tế bào của các axit béo không bão hòa trên niêm mạc thực quản. Niêm mạc tại chỗ của thực quản bị bỏng do tác động của nồng độ thuốc quá đậm đặc axit hoặc kiềm. Một số trường hợp đường kính của vết loét lớn hoặc nhiều vết loét làm cho khu vực này tổn thương nghiêm trọng.
Bác sĩ Hoài Phương cho biết, thói quen uống nước ít khi uống thuốc, nhất là thuốc giảm đau không kê đơn, rất nguy hiểm. Một số trường hợp viên thuốc bị kẹt lại gây loét ở một phần thực quản, phổ biến nhất là 1/3 giữa thực quản, ít khi xảy ra ở các vị trí dưới. Viên thuốc dính vào niêm mạc thực quản không chỉ ăn mòn gây viêm loét tại chỗ 🐠mà còn trì hoãn quá trình tái tạo ℱdẫn đến tổn thương lâu hồi phục và trở nên trầm trọng hơn.
Biểu hiện dễ nhận biết nhất của tình trạng loét thực quản là đau phía sau xương ức, khó nuốt, đau khi nuốt... Người bệnh cũng có thể cảm thấy buồn nôn, nôn ra máu, đau ngực. Các triệu chứng này đôi khi không rõ ràng, dẫn đến khó phát hiện và chỉ được nhận biết khi nội soi thực quản. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tìn𓆏h trạng loét thực quản do viên thuốc mắc kẹt dễ gây hẹp thực quản, vỡ thực quản, ung thư thực quản... Trong một số trường hợp nghiêm trọng, vết loét to gây chảy máu đường tiêu hóa.
Để chẩn đoán loét thực quản, ngoài thăm khám lâm sàng, bác sĩ tiêu hóa sẽ chỉ định thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp thực quản cản quang uống barit để xác định các bất thường về giải phẫu của thực quản, đánh giá độ ăn mòn của vết loét. Người bệnh cũng có thể được nội soi để bác sĩ có thể khảo sát vị trí viên thuốc kẹt vào, phân loại vết loét thực quản do dùng thuốc và loại trừ nguyên nhân do các bệnh lý𓆉 á♈c tính khác.
Cách điều trị loét thực quản trong trường hợp này là ức chế hoặc kiểm soát việc tiết các chất độc gây tổn thương, thúc đẩy nhu động và làm lành thành niêm mạc. Người bệnh cần ngưng dùng thuốc gây viêm loét một thời gian. Đồng thời, người bệnh sẽ được hỗ trợ thêm bởi các thuốc chống trào ngược, giảm đau bằng các loại thuốc dạng gel, thuốcꦍ kháng khuẩn để diệt các vi khuẩn có trong đường tiêu hóa. Các trường hợp tổn thương thực quản nặng có thể được xử trí bằng cách đặt ống thông mũi dạ dày, truyền dịch tĩnh mạch để bù nước và điện giải.
Các tình trạng loét thực quản do thuốc thường được cải thiện sau khi điều trị 2-4 tuần. Tuy nhiên, mục tiêu của các bác sĩ tiêu hóa là ngăn ngừa bệnh. Bác sĩ Hoài Phương khuyên người bệnh nên uống đủ nước khi uống thuốc. Lượng nước tối thiểu là 250 ml. Sau khi uống thuốc không nên nằm ngay mà cần phải đi lại khoảng 30 phút. Người bệnh mạn tính, người lớn tuổi phải nằm điều trị trên giường bệnh nên được đỡ ngồi 👍thẳng khi cho uống thuốc vừa giúp dự phòng nguy cơ viên thuốc kẹt lại trong thực quản, vừa tránh nguy cơ sặcཧ, hóc thuốc. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc với nhiều dạng khác nhau nên ưu tiên các loại thuốc dạng nước để thuốc dễ trôi xuống dạ dày hơn.
Loét thực quản do thuốc có thể phòng tránh được. Mỗi gia đình nên chú ý thay đổi thói quen sống, quan tâm đến những biểu hiện c⛎ủa cơ thể để có thể nhận biết và điều trị sớm, ngăn ngừa biến chứng.
Hân Thái