Đi bộ có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một số loại ung thư. Sau một giờ đi bộ, ti꧒nh thần minh mẫn hơn, tăng khả🍌 năng tập trung và tốt cho cơ xương khớp.
Giảm đau khớp
Tập thể dục ngoài trời🌼 như đ🉐i bộ, chạy bộ có thể cải thiện phạm vi chuyển động và khả năng vận động. Lợi ích này đến từ khả năng làm tăng lưu lượng máu đến các khu vực căng thẳng và giúp tăng cường các cơ xung quanh khớp.
Năm 2019, Trường Đại học Nort🌜hwestern (Mỹ) nghiên cứu về lợi ích đi bộ trên hơn 1.500 người dưới 49 tuổi bị đau khớp phần dưới cơ thể. Kết quả cho thấy người đi bộ một giờ mỗi tuần có nhiều khả năng không bị khuyết tật bốn năm sau đó.
Tăng cường năng lượng
Bắt đầu ngày mới bằng cách đi bộ giúp cơ thể thêm năng lượng suốt cả ngày. Nghiên cứu năm 2010 củ📖a Trường Đại học Rochester (Mỹ) cho thấy người trưởng thành đi bộ 20 phút 𓃲ngoài trời có nhiều năng lượng hơn người đi bộ 20 phút trong không gian kín.
Các nhà khoa học Trư🍬ờng Đại học Georgia (Mỹ) cũng chứng minh phụ nữ thiếu ngủ dành 10 phút đi bộ cầu thang tỉnh táo nhanh so với uống một tách c𝄹à phê.
Săn chắc cơ bắp
Đi bộ giúp cơ thể sử dụng rất nhiều cơ bắp. Do đó, người thường xuyên đi bộ thường có cơ bắp săn chắc để cải thiện sức mạnh và sức khỏe tổng thể. Khi cơ đủ khỏe, áp lực do trọng lượng cơ thể cũng được chuyển từꦓ khớp sang cơ bắp.
Để có kết quả tốt, các chuyên gia khuyến khích mỗi người nên đi bộ với tốc độ vừa phải đến nhanh. Leo cầu thang, đi bộ lên xuống đồi ꦰhoặc đi bộ nghiêng❀ trên máy chạy bộ cũng đem đến lợi ích.
Cải thiện giấc ngủ
Hoạt động thể chất trong ngày góp phần làm tăng tác dụng của melatonin - hormone đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh giấc ngủ. Nghiên cứu năm 2019 của Trường Đại học Colorado và Đại học Arizona (Mỹ), cho thấy phụ nữ sau mãn kinh😼 hoạt động thể chất với cường độ nhẹ đến trung bình ngủ ngon hơn vào ban đêm so với người ít vận động.
Theo các nhà khoa học, thói quen đi bộ hàng ngày có tác động đáng kể đến chất lượng giấc ngủ 🌱và thời gian ngủ, từ đó giảm đau và căng thẳng.
Bảo vệ xương
Đi bộ có thể tác động trực tiếp lên xương ở chân, hông và cột sống dưới nên có thể làm chậm quá trình mất xương. Theo nghiên cứu năm 2022 của Trường Đại học Sư phạm Trường Xuân (Trung Quốc), với hơn 200 phụ nữ tiền mãn kinh tham gia, đi bộ nhanh trong thời gian dài là cách hiệu quả để cải thiện mật độ xương. Các nhà khoa học khuyến khích mỗi người nên đi bộ nhanhꦰ 30 phút mỗi ngày, ba lần trở lên mỗi tuần để ngăn ngừa mất xương.
Để thức dậy sớm hơn và bắt đầu tập luyện buổ🔯i sáng, mọi người nên thay đổi giờ đi ngủ đồng thời điều chỉnh đồng hồ sinh học sớm hơn. Khi đi bộ ngoài trời, nên cố gắng giữ tư thế thẳng. Uống nước trước khi đi bộ, tránh quá nhiều nước trong quá trình tập luyện. Không đi dạo ngay sau bữa 𝕴ăn vì tập thể dục có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của dịch tiêu hóa, ngăn cản quá trình phân hủy thức ăn.
Người mới bắt đầu nên thực hiện với tốc độ vừa phải ♚và tăng dần theo thời gian. Người muốn giảm cân có thể đi ღbộ nhanh vào buổi sáng để đốt cháy calo nhanh hơn.
Huyền My (Theo Prevention, Healthline, WebMD)