Dự án luồng cho tàu biển lớn vào sông Hậu do Cục Hàng hải Việt Nam đầu tư trên 9.70💜0 tỷ đồng, xây dựng trên địa bàn huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Trong giai đoạn 1, dự án đã được cấp khoảng 6.100 tỷ đồng để cải tạo, nạo vét 46,5 km luồng, bao gồm hơn 12 km sông Hậu, hơn 19 km kênh Qua🐼n Chánh Bố, đào mới thông ra biển hơn 8 km kênh Tắt và đoạn kênh biển dài 7 km.
Công trình được thông luồng năm 2016, cho phép tàu biển tải trọng 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn giảm tải ra vào 13 c🎃ảng trên sông Hậu. Tuy nhiên thực tế, tàu lớn rất khó chạy vào luồng tàu mới này. Đa phần hꦦàng hóa ở miền Tây xuất nhập khẩu vẫn qua các cảng ở Đông Nam Bộ.
Chủ một doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu lớn ở Cần Thơ cho biết, mỗi tháng đơn vị xuất gần 300 container 40 feet nhưng đều qua cảng Cái Mép - Thị Vải ở Bà Rịa Vũng Tàu. "Đây là điều không mong muốn vì chi phí tăng 7🔴-10 USD mỗi tấn hàng", ông nói.
Theo🦂 Tổng giám đốc một công ty xuất khẩu gạo hàng đầu ở miền Tây, các cảng ở Cần Thơ hiện chủ yếu đóng vai trò trung chuyển, phù hợp cho tàu vài nghìn tấn.
Ông Nguyễn Phꦏương Lam, Gi🐲ám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cho biết, kênh Quan Chánh Bố nằm trong dự án luồng hàng hải được Chính phủ quan tâm đầu tư hơn 10 năm trước (khởi công năm 2009) nhằm giúp tàu lớn vào được các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nhưng hiện đa số hàng hóa từ khu vực 𒊎này phải vận chuyển bằng sà lan. "Thi công kênh Quan Chánh Bố để giải quyết luồng Định An bị bồi lấp nhưng thực tế 🃏qua khảo sát, kênh mới này đang bồi lấp rất nhiều", ông Lam nói.
Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ đang quản lý,🐈 khai thác hệ thống ba cảng (Hoàng Diệu, Cái Cui và Sóc Trăng), hiện có năng lực bốc dỡ năm triệu tấn hàng hóa mỗi năm nhưng chỉ khai thác 50% công suất. Trong đó, cảng Cái Cui được đầu tư cầu tàu có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 tấn; cần cẩu chân đế 40 tấn có tầm với 28 m nhằm đáp ứng bốc dỡ hàng từ các tàu container.
"Từ khi thông luồng tàu đến nay, chỉ có khoảng 5 chuyến tàu 20.000 tấn cập cảng, nhưng chở hàng hóa rất ít hoặc hàng hóa nhẹ như gỗ dăm, xăng dầu", ông Lê Tiến Công, 💯Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ cho biết.
Hiện đường vào các cảng trên sông Hậu có hai luồng. Nhưng theo lãnh đạo Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ, luồng Định An mấy năm qua không được nạo vét, hiện chỉ tàu 3.000 tấn ra vào được. Còn luồng kênh Quan Chánh Bố cũng chỉ đáp ứng tàu 7.000-10.000 tấn. Kênh ꦇnày đang bị bồi lắng hai đầu (phía biển và giáp với sông Hậu).
Đồng thời 🦂kênh chỉ vận hành một chiều, các tàu chở hàng ra vào phải nằm chờ. Đoạn giữa kênh cong và chưa có kè chắn sóng nên tàu không thể chạy nhan⛦h để tránh tình trạng sóng tràn vào vùng nuôi thủy sản của người dân. Vì thế, thời gian qua, tàu đi qua 26 km kênh này thường mất một ngày.
Theo Giám đốc cảng Cái Cui, từ các cảng ở Cần Thơ đi Singapore, Malaysi♛a rất gần, song vì tàu lớn không vào được nên hàng hóa phải lên TP HCM, Đông Nam Bộ đi đường vòng tốn nhiều thời gian và chi phí là "rất đáng tiếc".
Giám🐬 đốc cảng Cái Cui kiến nghị tiếp tục hoàn thiện luồng kênh Quan Chánh Bố và nạo vét luồng Định An; đồng thời có giải pháp phân luồng cho tàu đi hợp lý để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng năng lực kha🍎i thác cảng...
Ông Võ Minh Tiến, Giám đốc Cảng vụ Hàng🀅 hải Cần Thơ cho biết, sắp tới sẽ đầu tư nạo vét khoảng một triệu m3 bùn, cát tại các điểm bồi lấp trên kênh Quan Chánh Bố để tàu b൲iển ra vào thuận lợi hơn.
Giai đoạn hoàn chỉnh của dự án (giai đoạn 2) gồm các hạng mục: 18,6 km kè xung yếu để bảo vệ bờ Nam ngã ba sông Hậu và dọc kên💜h Quan Chánh Bố; 5 km đường bộ dân dọc bờ Nam kênh Tắt; bến sà lan 500 tấn và các hạng mục phụ trợ khác. Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, tổng nhu cầu vốn dự kiến cho các hạng mục nêu trên là hơn 2.200 tỷ đồng.
Việc bố trí vốn cho giai đoạn 2 đang chờ Quốc hội thông qua. Trước tình hình này, Chính phủ đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép sử dụng vốn dư kế hoạch đã bố trí cho dự án trong giai đoạn 🔜1 (trên 1.500 tỷ đồng) để triển khai thực hiện ngay các hạng mục cấp bách cho dự án phát huy hiệu quả.
Cửu Long