Hôm 12/11, nhà mốt Dior tổ chức triển lãm tại Thượng Hải, trong đó trưng bày bức ảnh của Trần Mạn, được đặt tên Ngạo mạn và rụt rè. Hãng còn đăng ảnh trên Weibo để quảng bá sự kiện. Tác phẩm này được ♊nhiếp ảnh gia Trần Mạn thực hiện từ năm 2012, bấy giờ phục vụ việc quảng bá cho nhà mốt ở thị trường Âu Mỹ.
Việc tấm hình xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc và trưng bày ở Thượng Hải thu hút chú ý của đông đảo khán giả, khiến bức ảnh cũ trở thành đề tài chỉ trích. Tấm hình chụp người mẫu mắt nhỏ, trợn ngược, mặt tàn nhang, môi và mắt đe🥃n, móng tay, kiểu tóc lấy cảm hứng thời nhà Thanh.
Khâu Chí Dũng, giáo sư Học viện Nghệ thuật của Đại học quốc lập Thanh Hoa (Đài Loan) cho rằng bức ảnh bị chê bai do tạo hình người mẫu theo hơi hướng âm phủ - chạm đến các kiêng kỵ về cái chết trong văn hóa Trung Quốc. Vì vậy, tấm hình làm người xem không thoải mái, gây cảm giác rùng rợn, ma mị, không tốt lành. Chính vì thế, hàng nghìn người để lại bình luận ở Weibo của Trần Mạn: "Người mẫu như cưꦆơng thi", "Chị có dám trang điểm cho chị thế này không?", "Chị thấy người Trung Quốc trên phố như thế này à?"...
Theo trang Dwnews, những ồn ào quanh bức ảnh của Dior còn phản ánh sự thay đổi lớn trong dư luận. Họ dường như đang phát động phong trào bảo vệ hình tượng Trung Quốc, thể hiện lòng tự tôn dân tộc ngày càng cao. Điều này liên quan yếu tố "tự tin văn hóa" nhiều lần được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc tới. Nghị quyết lịch sử công bố ngày 16/11 cũng n♌hấn mạnh: "Tự tin văn hóa là sức mạnh bền bỉ nhất".
Tuy vậy, một số khán giả cho rằng Trần Mạn sử dụng thủ pháp kho🎃a trương trong nghệ 𝔉thuật, không hề có ý bôi xấu hình ảnh phụ nữ hay "bôi nhọ Trung Quốc". Tài khoản Zheteng viết: "Tôi mắt một mí, mắt híp, vậy là ngoại hình của tôi sỉ nhục Trung Quốc ư? Đây chỉ là đặc trưng ngoại hình mà thôi".
Amanda, một blogger thời trang, viết nhiều người chạy theo trào lưu da trắng, mặt nhỏ, mắt to một cách mù quáng, đến mức 𓆉cho rằng những gì khác như vậy là không đẹp. Amanda cho rằng các phim thần tượng, tình trạng lạm dụng chỉnh sửa gương mặt trên các nền tảng video góp phần hình thành trào lưu thẩm mỹ này. "Không có sự theo đuổi mù quáng một xu hướng nào đó thì cũng không có sự chỉ trích, chê bai như hiện tại", Amanda viết.
Blogger thời trang còn cho rằng chính làn só♛ng phản đối thể hiện sự th🏅iếu tự tin văn hóa, khi nhiều người không thừa nhận đặc trưng ngoại hình của mình là mắt nhỏ. Trần Mạn từng chia sẻ bài viết của Amanda trên trang cá nhân nhưng sau đó xóa trạng thái này. Dior cũng xóa bức ảnh liên quan trên các tài khoản mạng xã hội.
Trang Zaobao của Singapore cho rằꦐng Trung Quốc là thị trường lớn của ngành thời trang xa xỉ, cũng là thị trường lớn nhất của Dior tại châu Á, công ty này không có lý do chọn bức ảnh "bôi xấu người Trung Quốc" để trưng bày tại Thượng Hải. Vấn đề ở đây là cách thể hiện nghệ thuật và sự tiếp nhận của số đ𓂃ông khán giả.
Nghinh Xuân