Thông thường, lượng đường trong máu thường tăng buổi sáng. Song, một số người bệnh tiểu đường có thể b♍ị hạ đường huyết vào buổi sáng do buổi tối dùng quá nhiều insulin có tác dụng kéo 💝dài. Insulin giúp quản lý lượng đường trong máu bằng cách cho phép glucose (đường) đi vào các tế bào để tạo ra năng lượng. Nếu dùng insulin quá nhiều sẽ gây hạ đường huyết, dưới 70 miligam mỗi decilit (mg/dL). Một số loại thuốc không chứa insulin để điều trị tiểu đường type 2 cũng có thể gây hạ đường huyết.
Những người khôn🍷g mắc bệnh tiểu đường cũng có thể bị hạ đường huyết do các yếu tố lối sống như chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục.
Triệu chứng
Lượng đường trong máu xuống thấp khi thức dậy có thể gây ra một số triệu chứng như đau đầu, đổ mồ hôi, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt.... Nếu đường huyết dưới 54 mg/dL thì các triệu chứng nghiêm trọng hơn xuất hiện như ngất xỉu, co giật, hôn mê... Người có các triệu chứn🍒g hạ đường huyết nghiêm trọng cần sớm đến bệnh viện vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Có nhiều nguyên nhân khiến lượng đường trong máu thấp vào buổi sáng. Với người bệnh tiểu đường, bác sĩ có thể giúp điều chỉnh liều lượng insulin và thuốc phù hợp với chế độ ăn uống, tập thể dục để tránh hạ đường huyết. Nếu bạn không bị tiểu đường, hạ đường huyết sẽ ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, một số nguyên nhân hạ đường huyết không liên qu♛an đến bệnh tiểu đường bao gồm uống quá nhiều rượu vào đêm hôm trước, khiến gan khó giải phóng glucose vào máu; mắc bệnh gan nặng, một số bệnh liên quan đến tuyến tụy. Với người không mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nếu bạn thức dậy và cảm thấy có các triệu chứng hạ đường huyết thì nên đo đường huyết. Trường hợp bị hạ đường huyết, bạn có thể ăn 15 g carbohydrate, một trong các loại như: 3 viên đường hoặc1/2 cốc nước ép trái cây không đường hoặc 1/2 lon soda 🐈không ăn kiêng hoặc một thìa mật ꦉong càng sớm càng tốt. Bạn đợi 15 phút nếu đường huyết vẫn còn thấp thì nên ăn thêm 15 g carbohydrate.
Phòng tránh
Người bệnh tiểu đường nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, nhất൩ là trước khi đi ngủ. Mục tiêu lượng đường nên hướng tới trước bữa ăn sáng là 70-130 mg/dL; trước bữa trưa, bữa tối hoặc bữa ăn nhẹ 70-130 mg/dL; hai giờ sau bữa ăn nên dưới 180 mg/dL; trước khi đi ngủ 90-150 mg/dL. Trường hợp lượng đường trong máu thường xuyên giảm trong khi ngủ, bạn có thể sử dụng thiết bị theo dõi lượng đường liên tục. Thiết bị này giúp cảnh báo lượng đường trong máu xuống quá thấp hoặc tăng quá cao.
Người không bị tiểu đường nhưng thường xuyên bị hạ đường huyết cũng có thể kiểm tra định kỳ lượng đường trong máu. Những người này ൩nên cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu, tránh giảm xuống dưới 100 mg/dL suốt cả ngày và trước khi đi ngủ.
Người bệnh tiểu đường và không mắc bệnh tiểu đường nên phòng tránh hạ đường huyết bằng cách ăn các bữa ăn cân bằng với carbohydrate, chất đạm vàꩲ chất béo lành mạnh thường xuyên trong ngày, ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Nếu bạn uống rượu thì tránh uống quá nhiều 🌳và nên năn nhẹ.
Một số gợi ý bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ như một quả táo với một thìa bơ đậu phộng ♓hoặc 28 g phô mai và một ít bánh quy giòn làm từ ngũ c🍒ốc nguyên hạt; một ly sữa 240 ml; 1/2 quả bơ phết lên một miếng bánh mì nướng ngũ cốc nguyên hạt; một nắm quả mọng với một nắm nhỏ hạt. Tránh tập thể dục quá nhiều vào ban đêm cũng hạn chế lượng đường trong máu xuống thấp vào buổi sáng.
Kim Uyên
(Theo Healthline)