Mì ăn liền phổ biến, tiện lợi,ও có hương vị thơm ngon. Song trẻ dùng mì ăn liền thường xuyên có thể hình thành thói quen ăn uống không tốt, ít chọn thực phẩm bổ🧸 dưỡng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ thiếu vitamin, khoáng chất, chất béo lành mạnh.
Chứa chất béo không tốt
Một số loại mì ăn liền có chứa chất béo chuyển hóa. Lạm dụng món này trong thời gian dài làm tăng nồng độ cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt. Trẻ cũng dễ bị tănꩵg cân nhưng không đủ các dưỡng chất cần thiết.
Có bột ngọt
Bột ngọt góp phần mang lại vị ngon cho món ăn, thường có trong mì tôm. Trẻ dưới một tuổi không nên ăn muối, bột ngọt, đường trong các món ăn. Chúng không tốt cho sức khỏe, hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, không phải loại mì nào cũng có bột ngọt. Khi mua thực phẩm cho bé, cha mẹ nên chú ý đọc thành phần, xem xét hàm lượng chất dinh dưỡng.
Nhiều natri
Mì thường có hàm lượng muối để bảo quản trong thời gian dài. Tiêu thụ nhiều natri vượt quá mức khuyến nghị làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, sức khỏe tim mạch. Trẻ ăn nhiều natri khiến thận phải làm việc quá sức, giải phóng chất ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch vào cơ thể. Người lớn không cần nêm nếm muối vào thức ăn bé ăn dặm. Với trẻ lớn, phụ huynh hình thành cho con thói quen ăn nhạt sẽ tốt hơn cho sức khỏ𒈔e.
Hàm lượng calo rỗng cao
Mì ăn liền thường có lượng calo rỗng cao, ít vi chất cần thiết cho cơ thể. Lượng calo rỗng này có ꦛthể dẫn đến tăng cân, suy dinh dưỡng nếu trẻ tiêu thụ thường xuyên.
Lưu ý khi ăn
Nếu trẻ thích ăn mì, phụ huynh chế biến với🍒 những nguyên liệu lành mạnh. Thay vì sử dụng gia vị đóng gói đi kèm, cha mẹ có thể sử dụng gia vị thay thế tự chế không chứa muối, ưu tiên loại dầu lành mạnh như dầu hạt cải, ô liu, đậu nành...
Để tăng giá trị dinh dưỡng, người lớn cho thêm các loại rau củ cắt nhỏ như bắp cải, cà rốt, đậu Hà Lan. Nhờ đó, món ăn cũng trông hấp dẫn, thơm ngon hơn. Khi mua mì gói nên chọn sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc gạo lứt vì chúng có nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng hơn. Hãy tìm những loại 💯mì có hàm lượng chất phụ gia tối thiểu, tránh loại có hàm lượng natri hoặc bột ngọt cao.
Ngoài mì ăn liền, trẻ có nhi🅺ều lựa chọn thay thế khác như súp, món cuốn. Tuy nhiên, nếu trẻ yêu thích món ăn này, cha mẹ nên giới hạn số lần.
Lê Nguyễn (Theo FirstCry Parenting)
Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp |