Trẻ sinh thường được tiếp xúc trực tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚiếp với vi sꦑinh vật từ mẹ khi di chuyển qua âm đạo, nhờ đó tăng cường sức đề kháng. Trẻ sinh mổ có thể thiếu hụt một số vi khuẩn có lợi, dẫn đến hệ miễn dịch không thể phát triển tối ưu.
Từ tuần thai thứ 16, dịch ối được trẻ hấp thu và bài tiết qua đường tiểu. Dó đó, trong cơ thể trẻ luôn có một lượng dịch ối nhất định. BS.CKI Nguyễn Văn Toản, Phó khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, 🌳giải thích trong quá trình sinh thường, trẻ được "xả" bớt dịch ra khỏi phổi nhờ các cơn co tử cung khi chuyển dạ. Điều này góp phần làm sạch đường hô hấp, giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp.
Nếu trẻ sinh mổ chủ động, lượng dịch trong phổi được hấp thu chậm hơn có thể c𓆏ản trở chức năng trao đổi khí của phổ🐲i ngay sau sinh. Bé có thể có cơn thở nhanh thoáng qua, nặng hơn là suy hô hấp cần hỗ trợ thở máy sau sinh.
Sữa thường về chậm hơn khi người mẹ sinh mổ. Chậm bú sữa mẹ khiến trẻ sinh mổ dễ gặp vấn đề ♉về sức khỏe hơn, bao gồm bệnh nhiễm trùng hô hấp. Bác sĩ Toản cho biết thông thườngജ những người mẹ sinh thường chỉ lưu viện một ngày. Trong khi đó người sinh mổ thường lưu viện 3-4 ngày. Thời gian lưu viện dài ngày hơn có thể gia tăng nguy cơ trẻ tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và mầm bệnh ở môi trường bệnh viện khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
Bác sĩ Toản dẫn nghiên cứu đăng trên tạp chí Sản Phụ khoa và Y học Sinh sản châu Âu về "Mổ lấy thai và các rối loạn hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh". Nghiên cứu cho thấy sinh mổ chủ động khi chưa có chuyển dạ trước 39 tuần ảnh hưởng với hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, thở khò khè, nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn.
Vì những lý do này, chăm sóc và theo dõi sức khỏe hô hấp cho trẻ sinh mổ quan trọng. Phụ huynh nên lưu ý đến các dấu hiệu bất thường ở hô hấp và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp t♏hời.
Các bé dưới 6 tháng tuổi, nhất là trẻ sinh mổ nên bú mẹ hoàn toàn do sữa mẹ có chứa nhiều dưỡng chất nâng cao miễn dịch. Trường hợp mẹ không thể cho bé bú hoặc mẹ đang dùng thuốc chống chỉ định cho con bú thì có thể tham khảo các nguồn dinh dưỡng phù hợp cho bé. Trong đó nên ưu tiên ngu𒐪ồn dinh d🅺ưỡng đảm bảo các dưỡng chất như HMO, Nucleotides và lợi khuẩn Bifidobacterium để củng cố, xây hệ miễn dịch cho bé.
Bố mẹ cho con tiêm phòng đầy đủ giúp xây dựng hệ miễn dịch chủ động. Điều này góp phần ngăn chặn sớm biểu hiện khó chịu đường thở, phòng ngừa bệnh hô hấp như cúm, viêmℱ phổi, viêm tiểu p♋hế quản... cho trẻ.
Bác sĩ Toản khuyến cáo thai phụ nên ưu tiên sinh thường. Trường hợp sinh mổ phải đúng chỉ định y khoa, được khám và tư vấn bởi bác sĩ nhằm giảm nguy cơ gặp các biến cố suy hô hấp sau sinh. Tỷ lệ sinh mổ tronꦚg những năm gần đây gia tăng nhanh chóng. Theo báo cáo Tổng kết công tá🔯c chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2022 của Bộ Y tế, tỷ lệ mổ lấy thai ở Việt Nam khoảng 37%, cao hơn tỷ lệ khuyến cáo của WHO 10-15%.
Khuê Lâm
Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp |