Lần này chị Ngân khám phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM do chảy máu vùng kín bất thường, kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy hai buồng trứ𒊎ng có u. Bác sĩ nghi ngờ u quái trưởng thành, tử cung tăng sản nội mạc, hút sinh thiết lòng tử cung xác định ung thư biểu mô tuyến nội mạc tử cung độ một. Bác sĩ khuyên cắt tử cung để điều trị triệt để.
Chị Ngân lập gia đình 4 năm, chưa sinh con. Ngày 12/11, ThS.B🌊S Nguyễn Thị Quý Kho🍃a, Phó khoa Sản, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết cắt tử cung đồng nghĩa người phụ nữ vĩnh viễn không thể mang thai. Chị sốc, cân nhắc quyết định. Hai tuần sau, chị nhập viện cấp cứu vì đau bụng, bác sĩ siêu âm phát hiện buồng trứng xoắn, phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung và hai buồng trứng, cắt mạc nối lớn, nạo hạch chậu.
"Đây là trường hợp đầu tiên bệnh viện ghi nhận ca mắc cùng lúc hai bệnh ung thư, còn gọi là ung thư nguyên phát kép, chiếm khoảng 1% u ác tính ở cơ quan sinh sản" bác sĩ Quý Khoa nói, giải thích thêm ung thư nội mạc tử cung thường xảy ra ở phụ nữ 45-75 tuổi, còn ung thư buồng trứng xuất hiện ở tuổi 50-60. Chị Ngân trẻ tuổi, đồng mắc bệnh ung thư, là trường hợp hiếm gặp. Phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu trong trường hợp này nhưng chị Ngân vĩnh viễn mất cơ hội mang thai.
Ung thư biểu mô nội mạc tử cung, buồng trứng nguyên phát dễ bị nhầm lẫn với u ác tại tử cung có di căn buồng trứng. Hai trường hợp này có phác đồ điều trị khác nhau. Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh đến nay chưa rõ ràng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng các mô tương tự về mặt phôi🦄 thai có thể phát triển các khối u đồng thời khi tiếp xúc với c🌟ác chất gây ung thư hoặc ảnh hưởng của nội tiết tố.
"Bệnh nhân mắc cùng lúc hai loại ung thư tiên phát có tiên lượng tốt hơn trường hợp ung thư tử cung di căn buồng trứng", bác sĩ Khoa nói. Sau mổ, chị Ngân được tiếp tục theo dõi, điều trị ung thư. Hiện tỷ lệ sống ✨sót trung bình 5 năm được báo cáo là 65% đối với ung thư đồng thời nội mạc tử cung và buồng trứng.
Bác sĩ dẫn nghiên nghiên cứu về bệnh ung thư kép cho thấy hiệu quả điều trị tiên lượng được cải thiện ở tuổi dưới 55. Cácജ nghiên cứu cho thấy một số người mắc các hội chứng di truyền có thể dễ mắc nhiều khác nhau. Đơn cử gene BRCA khiến phụ nữ có nguy cơ mắc cả ung thư buồng trứng và ung thư vú. Các yếu tố khác gồm lối sống, tiền sử gia đình, môi trường, di truyền.
Tuệ Diễm
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về sản phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp |