🗹Chị sinh mổ hôm 9/7 ở tuần thai 39, bé trai chào đời nặng 3,1 kg. Đây là lần sinh đầu tiên của chị Thùy sau 10 năm hiếm muộn, 5 năm cắt cổ tử cung do ung thư cổ tử cung.
🌊"Vừa hiếm muộn lại mắc ung thư, người thân từng khuyên dừng điều trị vô sinh nhưng tôi vẫn quyết tâm làm mẹ, nay đã được toại nguyện", chị Thùy nói.
𒁏BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết chị Thùy may mắn sinh con thành công dù đã cắt cổ tử cung tận gốc. Với người mẹ và cả ê kíp điều trị, đây là thai kỳ đầy khó khăn, vất vả.
🅷Cổ tử cung là một phần của tử cung, nằm ở cuối âm đạo và đóng vai trò là điểm mở vào tử cung, nơi tinh trùng có thể di chuyển đến gặp trứng và có khả năng thụ thai. Cổ tử cung khá nhỏ, cấu tạo ba phần lỗ trong, lòng ống và lỗ ngoài, toàn bộ cấu trúc này chỉ dài khoảng 3-5 cm.
ඣCổ tử cung dài và đóng giúp thai nhi được bảo vệ và thai kỳ kéo dài. Nếu cổ tử cung ngắn dưới 25 mm ở phụ nữ mang thai ở tuần 20 thai kỳ thì nguy cơ cao sảy thai, sinh non. Trường hợp chị Thùy đã cắt bỏ toàn bộ cổ tử cung, chức năng này mất đi hoàn toàn dẫn đến nguy cơ sinh non cao, theo bác sĩ Mỹ Nhi.
𓄧Bác sĩ chủ động cho chị Thùy khâu vòng cổ tử cung. Đây là phẫu thuật khâu đường vòng tròn quanh cổ tử cung để thu hẹp lỗ trong cổ tử cung, bảo vệ an toàn cho thai nhi trong bụng, tránh sảy thai và sinh non.
🌃Chị Thùy khám hiếm muộn năm 2019, phát hiện mắc ung thư tử cung giai đoạn IB, được phẫu thuật mổ cắt cổ tử cung, nạo hạch, bảo tồn khả năng sinh sản. Sau mổ, chị không có thai tự nhiên, hai lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm đều thất bại không rõ nguyên nhân.
﷽Chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM điều trị hiếm muộn giữa năm ngoái. Bác sĩ chuyển phôi đậu thai, nhưng sau đó thai ngừng phát triển. Nội soi ổ bụng chị Thùy dính nặng vùng chậu, tắc hai vòi trứng, buồng trứng có u kích thước 5x6 cm. Các bác sĩ phẫu thuật gỡ dính, cắt hai tai vòi, bóc u buồng trứng trái, sau đó khâu vòng cổ tử cung qua ngả bụng cùng cuộc mổ.
Theo bác sĩ Mỹ Nhi, tầm soát nguy cơ sinh non bác sĩ thường đo chiều dài cổ tử cung, nếu ngắn bác sĩ có thể chỉ định khâu vòng tử cung khi mang thai🌠 16-24 tuần. Chị Thùy không còn phần cổ tử cung nối vào âm đạo, nguy cơ sinh non rất cao. Chỉ định khâu vòng cổ tử cung chủ động trước khi chuyển phôi, mang thai là chỉ định bắt buộc trong những trường hợp này.
🅠Khoảng ba tháng sau, ThS.BS Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, chuyển phôi lần hai cho chị Thùy, may mắn đậu thai. Thai kỳ nhiều lần dọa sảy, chị phải nhập viện vì dấu hiệu dọa sinh non. Các bác sĩ sử dụng phác đồ thuốc kết hợp điều trị, giữ được thai đến 39 tuần.
𝕴Phần lớn bệnh nhân ung thư cổ tử cung được phát hiện tuổi 30-40, trong độ tuổi sinh sản như chị Thùy. Cách điều trị bệnh triệt để là phẫu thuật cắt bỏ tử cung, hóa xạ trị. Tuy nhiên, sau can thiệp người bệnh không có cơ hội mang thai, phải nhờ người mang thai hộ mới có con.
𒁃Bác sĩ Mỹ Nhi cho biết y văn thế giới ghi nhận nhiều phụ nữ vẫn có thể sinh con sau điều trị bảo tồn sinh sản bằng cách cắt cổ tử cung tận gốc. Sau đó người bệnh được nối âm đạo vào tử cung, tạo đường dẫn cho tinh trùng đi vào, bảo tồn động mạch nuôi tử cung. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh con thành công sau phẫu thuật chỉ khoảng 50%. Nguyên nhân do phẫu thuật làm thay đổi cấu trúc cơ quan sinh sản, mất cổ tử cung rất khó giữ thai, sinh non. Bác sĩ sản khoa phải có kế hoạch điều trị, giúp bệnh nhân mang thai thành công.
💞Trường hợp chị Thùy, bác sĩ điều trị hiếm muộn tạo phôi kết hợp với bác sĩ sản khoa xây dựng kế hoạch dự phòng sẩy thai bằng cách khâu vòng tử cung trước chuyển phôi giúp dự phòng sinh non. Phương pháp này thường được chỉ định cho phụ nữ tiền căn nhiều lần khâu cổ tử cung qua ngã âm đạo thất bại, sinh non hoặc có bất thường cấu trúc giải phẫu ở cổ tử cung. Sau khâu vòng cổ tử cung, bệnh nhân được thụ tự nhiên hoặc thông qua kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
𒁃Thống kê tại , khâu vòng cổ tử cung trước mang thai giúp em bé sống 100%, tuổi thai trung bình giữ được trên 34 tuần. Bác sĩ Mỹ Nhi cho biết phương pháp này giúp nhiều phụ nữ trong nhóm phẫu thuật cắt cổ tử cung điều trị bệnh ác tính có cơ hội mang thai thành công.
💫Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là loại ung thư sinh dục gây tử vong cao ở phụ nữ. Theo Globocan ghi nhận năm 2022, Việt Nam có khoảng 4.600 người mắc ung thư cổ tử cung mới, 2.500 người tử vong.
💧Ở giai đoạn đầu, các tế bào ác tính chỉ mới hình thành ở lớp bề mặt, chưa phát triển vào sâu trong mô, hầu như không có triệu chứng nhận biết. Ở giai đoạn muộn, người bệnh chảy máu âm đạo bất thường, tiết dịch, đau vùng lưng và bụng chậu...
♏Bác sĩ Mỹ Nhi khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên tuân thủ khám phụ khoa định kỳ, tầm soát ung thư bằng phết tế bào cổ tử cung, xét nghiệm HPV, quan sát cổ tử cung bằng dung dịch axit acetic (áp dụng tại cơ sở y tế không có sẵn Pap's và HPV). Nếu phát hiện giai đoạn sớm, bệnh có thể được phẫu thuật bảo tồn tử cung, duy trì khả năng sinh con.
Tuệ Diễm
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về mang thai sinh con tại đây để bác sĩ giải đáp |