Nghiên cứu do một nhóm nhà khoa học ĐH Y Pennsylvania (Mỹ) thực hiện. Trong đó, những coღn chuột thí nghiệm được giữ không ngủ để mô phỏng loại mất ngủ thường gặp trong đời sốꩵng hiện đại của con người, chẳng hạn làm ca đêm. Tác động của thiếu ngủ kéo dài được xem xét trên một nhóm tế bào nhất định có chức năng giữ cho não bộ tỉnh táo.
Sau nhiều ngày duy trì thói quen ngủ tương 𓆉tự công nhân làm ca đêm 3 ngày một tuần, với chỉ 4-5 giờ ngủ trong suốt 24 tiếng, 25% tế bào thần kinh ở chuột đã mất đi. Theo các chuyên gia, đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy mất ngủ có thể phá hủy các tế bào não.
Giáo sư Sigrid Veasey từ Trung tâm nghiên🦂 cứu giấc ngủ và Nhịp sinh học𝄹 thần kinh phát biểu: “Hiện chúng ta đã có trong tay bằng chứng cho thấy mất ngủ gây ra những thương tổn không thể đảo ngược. Tuy nhiên, vẫn cần thận trọng vì thử nghiệm trên động vật đơn giản hơn so với nghiên cứu ở người”.
Bà cũng cho biết sắp tới nhóm sẽ nghiên cứu não bộ trên tử thi những công nhân làm ca đêm nhằm tìm𒁃 kiếm bằng chứng tương tự ở người.
Nói về phát hiện mới được công bố trên tập san Neuroscience, giáo sư Hugh Piggins từ ĐH Manchester cho rằng: “Các tác giả nghiên cứu đã tạo ra mẫu🐭 hình minh họa cho mất ngủ vì làm ca đêm ở người; đồng thời chứng minh tác động bất lợi của mất ngủ mãn tính tới sức khỏe thể chấ♔t lẫn tinh thần”.
Chuyên gia này nhận định, kết quả trên phù h🌼ợp với nhiều báo cáo khoa học bàn về tầm quan trọng của chu kỳ ngủ và nhịp sinh học tới sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nó cần được kiểm nghiệm lại bởi các nghiên cứu chuyên sâu.
Thông qua phát hiện này, các nhà khoa học còn༒ tin tưởng sẽ chế tạo được một loại thuốc có khả năng bảo vệ tế bào não bằng việc kích thích một loại hóa chất tự nhiên giúp hồi phục giấc ngủ trong tương l🦄ai.
Thu Hiền (Theo BBC)