Không quân Mỹ giữa tháng 6 điều hàng loạt tiêm kích đa năng F-15E Strike Eagle thuộc Phi đoàn viễn chinh số 336 đến căn cứ không quân Al Dhafra thuộc Các tiểu vương quốc 🅺Arab Thống nhất (UAE). Đây là một phần động thái tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung Đông nhằm đối phó với Iran trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước leo thang.
Phi đội F-15E bắt đầu tuần tra Vùng Vịnh từ giữa tháng 7, trong đó nhiều chiếc được trang bị Bom chùm Có hiệu chỉnh Đường bay (WCMD). Việc trang bị vũ khí này trên tiêm kích F-15E cho thấy Mỹ đang tìm cách đối phó chiến thuật sở trường của Iran tại eo biển Hormuz, đó là sử dụng lực lượng 2.000 chiếc xuồng vũ trang cao tốc để kiểm soát khu vực chiến lược này.
B🍷om chùm WCMD sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp định vị vệ tinh (GPS) để tăng độ chính xác, giảm sai lệch do điều kiện môi trường trong tác chiến. Mỗi quả có thể chứa 202 đạn con BLU-97/B hoặc 10 đạn con BLU-108/B.
BLU-97/B là đạn con đa dụng có khối lượng 1,6 kg, kết hợp nhiều hiệu ứng sát thương như nổ mảnh, xuyên giáp và gây cháy, giúp nó tiêu diệt cùng lúc nhiều loại mục tiêu như bộ binh, 🌺công sự và xe thiết giáp hạng nhẹ. Trong khi đó, đạn con BLU-108/B có thiết kế phức tạp hơn, mỗi quả chứa 4 đầu đạn xuyên giáp thông minh. Các đầu đạn được trang bị cảm biến hồng ngoại và laser để tự phát hiện, tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác cao.
"Cả hai loại đạn con đều có thể đối phó chiến thuật xuồng cao tốc của Tehran, nhưng BLU-108/B sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Các xuồng vũ trang Iran thường có hỏa lực và khả năng bảo vệ hạn chế, dễ bị loại khỏ💫i vòng chiến nếu thủy thủ đoàn, hệ thống vũ khí hoặc động cơ bị vô hiệu hóa♈", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway đánh giá.
Tuy nhiên, bom chùm là vũ khí gây tranh cãi và thường được sử💟 dụng rất hạn chế. Quân đội Mỹ từng tuyên bố sẽ dần loại bỏ vũ khí này khỏi biên chế, trước khi chính quyền Tổng thống Donald Trump quyết định giữ nguyên số lượng bom chùm vào năm 2017.
Bom chùm cũng không phải lựa chọn duy nhất để đối꧒ phó hải quân Iran. Các tiêm kích F-15E cũng mang bom GBU-12/B Paveway II nặng 250 kg và bom GBU-24/B Paveway III nặng một tấn. Cả hai đều dùng cơ chế dẫn đường laser,𓃲 có khả năng đánh chìm mọi tàu chiến của hải quân Iran.
"F-15E là tiêm kích đa năng có tầm bay xa và tải trọng vũ khí lớn. Sự hiện diện của sĩ quan điều khiển vũ khí trong buồng lái giúp nó thực hiện nhiều loại nhiệm vụ một cách linh hoạt. Việc phi đội F-15E mang nhiều loại vũ khí tuần t🍒ra Vùng Vịnh không phải điều quá bất ngờ", Rogoway nói thêm.
Các tiêm kích F-15E triển khai tới UAE đều mang tổ hợp radar AN/ASQ-236, giúp tăng cường khả năng trinh sát lãnh thổ Iran sau khi Tehran bắn rơi một trinh sát cơ không người lái (UAV) RQ-4N của Washington.
Một số nguồn tin giấu tên cho biết AN/ASQ-236 có độ nhạy cao tới mức phát hiện được mìn tự chế nằm lộ trên mặt đất hoặc các nhóm người đi bộ. Nó dường như cũng c൲ó thể định vị và xây dựng bản đồ di chuyển của vật thể trên mặt đất và mặt biển, liên tục theo dõi các mục tiêu được chỉ định. Những tính năng này khiến AN/ASQ-236 được đặt biệt danh là "Dragon's Eye" (Mắt rồng).
AN/ASQ-236 không chỉ thu thập đ🍷ược thông tin tình báo có giá t🔯rị cao, mà còn cung cấp tham số mục tiêu cho các vũ khí chính xác. Nhiệm vụ này có thể thực hiện trong mọi điều kiện thời tiết, ngay cả khi mục tiêu bị che khuất bởi mây hoặc khói bụi.
"Nếu kết hợp WCDM với AN/ASQ-236, những chiếc F-15E sẽ trở tꦫhành nền tảng chiến đấu cực kỳ lợi hại của Mỹ. Tuy nhiên, chưa có chiếc F-15E nào mang theo cụm radar này khi bay tuần tra Vùng Vịnh", Rogoway cho hay.
Lã Linh (Theo Drive)