Trả lời:
Bệnh đái tháo đường được chia theo 3 nhóm: type 1, type 2 và đái tháo đường do mang thai (đái tháo đường thai kỳ). Trong đó, đái tháo đường type 1 do tuyến tụy bị dị tật bẩm sinh không thể sản xuất insulin. Bệnh đái tháo đường type 2 thường do thừa cân, béo phì, thói quen ăn u💟ống, sinh hoạt, ít vận động.
Bệnh đái tháo đường thai kỳ c♋hiếm 3-5% số phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây bệnh do nhau thai tạo ra các hormone khiến glucose tích tụ trong máu. Bình thường, tuyến tụy sản xuất đủ insulin để xử lý tình t🃏rạng này, tuy nhiên nếu cơ thể không sản xuất đủ, lượng đường trong máu sẽ tăng cao, khiến bà bầu mắc bệnh. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, đái tháo đường có thể di truyền. Nếu bố mẹ mang bệnh, khả năng cao trẻ chào đời cũng mắc bệnh, mặc dù trẻ sinh ra chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy mắc bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, nếu bố hoặc mẹ có những biến thể trong gen thì khi có thai những biến ♏thể trong gen đó cũng có thể gây ra bệnh đái tháo đường do mắc bệnh🌠 theo gen di truyền.
Một số nghiên cứu khẳng định, nếu bố mẹ đều có tiền sử bệnh đái tháo đường type 1 thì khả năng di truyền cho con cái là khoảng 30%. Hiệp hội về Bệnh đái tháo đường Mỹ cũng nghiên cứu về ♊tính di truyền ở nhóm người bệnh đái tháo đường type 2. Kết quả cho thấy, nếu cả cha và mẹ đều bị bệnh thì trên 50% trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh. Trường hợp, chỉ cha hoặc mẹ dưới 50 tuổi mắc bệnh thì con sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh là 14ꦆ%.
Trung tâm Sơ sinh, TP HCM 🐎thời gian qua điều trị nhiều trường hợp trẻ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, sinh non do biến chứng mẹ bầu mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Một số trường♚ hợp nguy hiểm, phải hỗ trợ hô hấp kéo dài để cứu sống bé.
Hiện nay, chưa có phương pháp nào phòng bệnh đái tháo đường do di truyền. Tuy nhiên, có thể giảm tỷ lệ này xuống ở mức thấp với cách tầm soát sớm, thay đổi lối sống, ăn uống điều độ, khoa học. Phụ nữ độ tuổi sinh sản, chuẩn bị mang thai, sinh con nên tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn ít mỡ, ít tinh bột, hạn chế báཧnh kẹo, rượu, bia, thuốc lá... Nữ giới sử dụng thực phẩm sạch, hạn chế thức ăn đóng hộp, sử dụng nhiều rau xanh, trái cây tươi chứa vitamin C và chất xơ.
Những em bé sinh ra do có nguy cơ thai to dễ bị chấn thương khi sinh, sinh ngạt, suy hô hấp, sinh non, hạ đường huyết, vàng da sơ sinh... Nếu kiểm soát tiểu đường kém trước khi có thai, vào thời gian thụ thai và đầu tam cá nguyệt 1, trẻ sẽ có nguy cơ cao chậm tăng trưởng và bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan như📖 não, tim, cơ xương, thận, tiêu hóa, mắt... Trẻ cũng cần được theo dõi lâu dài về🤡 nguy cơ tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, bệnh lý thận...
Do đó, phụ nữ có tình trạng thừa cân phải kiểm soát cân nặng trước khi mang thai. Đối với phụ nữ phát hiện bệnh đái tháo đường cần điều trị ổn định mới lên kế hoạch sinh con. Quá trình mang bầu cần khám thai định kỳ, kiểm tra đường huyết thường xuyên để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai𒊎.
BS.CKII Phạm Lê Mỹ Hạnh
Trưởng khoa Sơ sinh, Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh TP HCM