Trả lời:
Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng lượng đường trong máu c꧑ủa thai phụ cao. Khoảng 7% phụ nữ mangꦯ thai gặp tình trạng này.
Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường t꧃hai kỳ có thể gặp các biến chứng như tănಞg huyết áp, tiền sản giật, sản giật, sinh khó, phải sinh mổ, phát triển bệnh tiểu đường sau sinh, từ đó tăng nguy cơ bệnh tim mạch về lâu dài. Thai nhi dễ bị sinh non, rối loạn tăng trưởng, thai lưu. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ.
Chị được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ ở tuần thai 24. Để bảo vệ sức khỏe bả💃n thân và thai nhi, chị cần kiểm soát lượng đường trong máu bằng những cách dưới đây.
Kiểm soát ăn uống: Chế độ ăn phả🐟i đáp ứng hai yêu cầu là duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, nhưng vẫn cung cấp đủ calo, chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Thực đơn lý tưởng gồm 10-20% lượng ca♉lo đến từ nguồn protein (động vật và thực vật), dưới 30% lượng calo đến từ chất béo chưa bão hòa, ít hơn 10% calo đến từ chất béo bão hòa và 40% calo còn lại là carbohydrate.
Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ: Nạp lượng calo vừa đủ, nếu chị có cân nặng trung bình cầℱn khoảng 2.200-2.500 calo một ngày. Trường hợp chị thừa cân, con số này giảm xuống khoảng 1.80﷽0 calo một ngày.
Tập thể dục: Cơ thể sản xuất và sử dụng insulin hiệu quả hơn khi tập thể dục, từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Thai phụ thực hiện các bài tập ở mức độ nhẹ đến trung bình trong 15-30 p💜✨hút mỗi ngày.
Kiểm tra lượng đường trong máu: Chị nên kiểm tra thường xuyên, trước và sau bữa ăn 1-2 giờ nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình điều t🍎ꦰrị.
Điều trị: Nếu lượng đường trong máu vẫn cao dù chị đã thay đổi lối sống, chế độ ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, chị cần điều trị tiểu đường nhằm bảo vệ thai nhi. Bác sĩ Sản khoa có thể phối hợp cùng bác sĩ Nội tiết, Dinh dưỡng xây dựng phác đồ kiểm 💜soát đường huyết của chị tron💟g giới hạn cho phép.
Hiện, nhờ hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ có thể tầm soát phát hiện sớm dị tật tim bẩm sinh 🌱từ tuần thứ 17-18 thai kỳ bằng kỹ thuật . Từ đó, bác sĩ theo dõi và có hướng điều trị phù hợp ngay khi trẻ chào đời.
Sau khi chị vượt cạn an toàn, bác sĩ sẽ kiểm tra để đảm bảo lư൩ợng đường trong máu trở lại bình thường. Tiếp đó, chị cần kiểm tra lại đường huyết khoảng 4-12 tuần sau sinh và định kỳ mỗi năm.
BS.CKI Nguyễn Phạm Thùy Linh
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tim mạch tại đây để bác sĩ giải đáp |