Người mắc bệnh hen suyễn thường có các triệu chứng trầm trọng hơn vào ban đêm. Hiện tượng này được gọi là "hen suyễn về đêm" và gây nên khó khăn cho người bệnh. Chính vì vậy, nhiều người thường sử dụng hormone melatonin để cải thiện các triệu 𓃲chứng mất ngủ do bệnh gây ra vì chúng có tác dụng gây buồn ngủ. Melatonin cũng tồn tại trong cơ thể người nhưng có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Do đó, những người mắc bệnh hen suyễn thường chọn bổ sung melatonin qua các thực phẩm chức năng, thuốc và chế độ ăn uống để giảm nhẹ các tri🌺ệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nhóm giáo sư tại Đại học Nha khoa Tohoku (Nhật Bản) đã phát hiện melatonin thực sự có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn.
Để làm rõ quan điểm🍸 này, nhóm nghiên cứu đã xác định biểu hiện của thụ thể melatonin MT2 trong đường thở của con người. Họ quan sát thấy rằng việc sử dụng melatonin liều lượng cao sẽ làm tăng mạnh sự co thắt phế quản. Hơn nữa, melatonin còn mang đến nguy cơ làm giảm tác dụng 𝔍tác dụng điều trị của thuốc giãn phế quản.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng cho thấy, mối nguy hại từ🌠 melatonin và bệnh hen suyễn. Cụ thể, các nhà khoa học đã theo dõi 7 người bị hen suyễn về đêm, 13 người bị hen suyễn không về đêm và 11 người khỏe mạnh. Sau khi thiết lập một lịch trình ngủ bình thường trong bảy ngày, các nhà nghiên cứu tiến hành lấy mẫu máu nhỏ từ những bệnh nhân và phân tích mức độ melatonin của họ.
Kết quả cho thấy mức độ melatonin đạt đỉnh khoảng 67,5% ở những người bị hen về đêm, 61,1% ở những người bị hen không về đêm và 53,5% ở những người khỏe mạnh. Ông Rand Sutherland - tác giả nghiên cứu cho biết: "Đối với những bệnh nhân bị hen suyễn🙈 nặng hơn vào ban đêm, chúng tôi nhận thấy lượng melatonin sản sinh tự nhiên cao sẽ dẫn đến chức năng phổi bị suy giảm. Do đó, bất kỳ người nào bị hen suyễn nên thận trọng với việc dùng các chất bổ sung có thể làm tăng thêm nồng độ melatonin trong máu của họ".
Cách chữa mất ngủ cho người bị hen suyễn về đêm
Các triệu🐓 chứng của hen suyễn về đêm như tức ngực, khó thở, ho,... sẽ khiến cho người bệnh không thể ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Để tránh lạm dụng thuốc, người bệnh có thể thực hiện các mẹo sau:
Giữ giường luôn sạch sẽ: bụi và vi khuẩn có thể khiến người mắc bệnh hen suyễn thêm trầm trọng hơn. Do đó, mỗi người nên thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ các vật dụng và giặt sạch chăn, gối, ga, nệm. Ngoài ra, người bệnh cũng cần lựa chọn loại nệm phù hợp để hình thành tư thế ngủ đúng. Cách làm này sẽ giúp giảm nguy cơ khó thở, tạo sự thoải mái khi nằ🅷m ngủ.
Giải tỏa căng thẳng: thường xuyên lo lắng hoặc căng thẳng quá mức có thể là nguyên nhân gây khởi phát cơn hen. Vì vậy, người bệnh cần t𓆉ập luyện các bài tập thư giãn như yoga, thiền để tâm trí được thoải mái.
Kiểm soát cân nặng: thừa cân, béo phì không ꦏchỉ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà còn là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn về đêm. Để ngăn ngừa, mỗi người cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, tập thể dục thể thao thường xuyên,...
Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp: không khí khô, thiếu ẩm khiến người bệnh dễ bị đau họng, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi mỗi khi ngủ dậy. Do đó, cần tránh bật điều hòa quá lạnh vì chúng có thể làm cho các biểu hiện của hen suyễn nặng thêm. Dùng máy tạo hơi ẩm để duy trì độ ẩm phù hợp và điều chỉnh nhiệt độ má💦y lạnh phù hợp là phương pháp được các chuyên gia y tế khuyên dùng.
Huyền My (Theo Everyday Health, WebMD, Healthline)