Ngày 31/5, ThS.BS.CKI Trương Trí Tường, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết 10 ngày qua bệnh viện tiếp nhận gần 200 người tái phát viêm xoangℱ, tăng 20% so với thời điểm nắng nóng.
Bác sĩ Tường giải thích thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến phù nề các lỗ thông xoang, gây tắc nghẽn lưu thông. Trời mưa, độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm mốc🃏 phát triển. Các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công vùng mũi xoang, làm cho bệnh nặng thêm. Mầm bệnh làm tổn thương niêm mạc, suy giảm chức năng của tế bào lông ở lớp niêm mạc xoang khiến chất nhầy ứ đọng, dẫn đến viêm nhiễm.
Thời tiết giao mùa, người bệnh viêm xoang dễ bị dị ứng, kích thích vùng mũi xoang, khiến bệnh tái phát hoặc trầm trọng thêm cá𝔍c triệu chứ🅘ng, khó chịu, mệt mỏi. Như chị Liên, 30 tuổi, viêm xoang 5 năm nay, tái phát khi trời mưa lạnh, thời tiết thay đổi. Vài ngày trước, chị sốt, mệt mỏi, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy dịch mũi đục, đau đầu, đau ở răng và tai. Chị tự mua thuốc uống, giữ ấm cơ thể, không đi mưa nhưng bệnh không bớt. Kết quả nội soi tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho thấy các khe mũi đọng nhiều dịch mủ đục.
Bác sĩ Tường chẩn đoán chị Liên bị viêm xoang mạn tính tái phát kèm bội nhiễm vi khuẩn gây chảy dịch 🙈mũi đục, hôi. Nguyên nhân có tꩵhể do nhiệt độ và độ ẩm thay đổi tác động dẫn đến viêm nhiễm vùng mũi xoang. Chị Liên có cơ địa dị ứng, dễ mẫn cảm, sức đề kháng kém nên càng dễ tái phát bệnh.
Bác sĩ kê thuốc uống vꦑà xịt rửa mũi kèm kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn xoang, chỉ định rửa mũi xoang để hỗ trợ xoang thông thoáng. Chị cần uống thuốc theo chỉ định và đủ liều để tránh nhờn thuốc, kháng thuốc, tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi quá trình điều trị. Nếu chị Liên không đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ cân nhắc phẫu thuật xoang nhằm giải♌ quyết vấn đề tắc nghẽn đường dẫn lưu của các xoang cạnh mũi. Nhờ đó, người bệnh có thể kiểm soát các , tránh biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tương tự, anh Quý, 40 tuổi, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám do ho, sổ mũi, chảy dịch mũi liên tục, đau đầu, căng tức vùng mặt, sốt, mệt mỏi một tuần qu♛a, uống thuốc không khỏi. Các triệu chứng tăng nặng và kéo dài không dứt kèm theo sốt cao.
Anh bị viêm mũi xoang có mủ, uống thuốc kháng sinh, dùng thuốc xịt rửa mũi nhằm giảm phù nề niêm mạc mũi, giúp khôi phục sự dẫn lưu dịch và không khí vào xoang. Hàn🍨g ngày, anh cần rửa mũi ít nhất 2-3 lần, giữ ấm cơ thể, hạn chế ở nơi ô nhiễm khói bụi, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Viêm xoang nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm như viêm tấy tổ chức hốc mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não..., theo bác sĩ Tường. Bệnh nhân tái phát viêm xoang, trở nặng🐈 vào mùa mưa cần đến bác sĩ khám và chữa trị kịp thời. Tránh dùng toa thuốc cũ hoặc toa thuốc của người khác vì có thể khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị về sau.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh viêm xoang cần kiên trì và tuân thủ theo chỉ định dùng thuốc, không lạm dụng hoặc tự ý ngừng khi dứt tr⛎iệu chứng do bệnh có thể nặng hơn. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý giúp mũi thông thoáng, dịu các hốc xoang sưng tấy, đau nhức; lấy đi các dị nguyên bám vào niêm mạc và rửa sạ♚ch nhầy mủ tồn đọng. Trường hợp sử dụng thuốc xịt mũi, người bệnh dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi ra ngoài, người bệnh nên giữ ấm cơ thể, mũi họng, đeo khẩu trang. ♉Ăn uống cần đa dạng các nhóm chất☂, chọn thức uống ấm tốt như nước gừng ấm, trà ấm... Uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên cũng tăng cường hệ miễn dịch, phòng tránh các bệnh giao mùa khác; tránh nước đá lạnh, rượu bia.
Để phòng ngừa viêm xoang tái phát mùa mưa, người bệnh viêm xoang tránh đi mưa, trang bị phương tiện áo mưa, ô dù sẵn ở xe. Không sử dụng 𝔍điều hòa ở nhiệt độ thấp; tránh môi trường khói bụi, ô nhiễm, phấn hoa nếu💟 dị ứng.
Uyên Trinh
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |