Buổi trưa đầu tháng 8, chiếc xe máy chở hai mẹ con bà Huỳnh Thị Khoa (50 tuổi, chủ nhà trọ tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) dừng lại phía trước cổng khu nhà 16 phòng của gia đình. Xây mới chỉ ba năm nay, chưa kịp lấy lại vốn, nhưng dãy nhà trọ này đã trải qua hai mùa Covid-19, năm ngoái và năm nay.
"Mùa dịch kinh doanh nhà trọ cũng khó khăn, nhưng ôn♕g bà mình nói lá lành đùm lá rách, thấy mấy công nhân xa quê vất vả, mình thương lắm", bà Khoa nói, vừa bảo con trai vác những túi gạo loại 5 kg mỗi bao tiếp tế cho từng phòng. Giá tiền thuê phòng một triệu đồng mỗi tháng, năm ngoái, khu trọ này đã miễn phí hai tháng cho công nhân vào cao điểm dịch. Năm nay, ngoại trừ tháng 7, 8, c🎉hủ trọ cho biết nếu tình hình dịch bệnh phức tạp kéo dài, bà sẽ tiếp tục miễn tiền phòng.
Công nhân tại dãy trọ này là dân miền Tây, đến từ các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang... Ngoại trừ một phòng đã đóng cửa về quê, những người còn lại tạm thời không có công✤ việc, nhưng vẫn cố bám trụ, chờ tình h💟ình khả quan hơn.
Nhận gạo tiếp tế xong, chị Sơn Thị Mỹ Nhân (39 tuổi, quê Sóc Trăng) tươi cười vào bếp chuẩn bị bữa trưa. Căn phòng khoảng 10 m2, một gác lửng là nơi ở của vợ chồng, con trai 11 tuổi và cậu em trai. Đồ đạc trong phòng không có gì ngoài tủ lạnh, mớ gia vị, rau củ được chủ trọ tiếp tế từ mấy hôm trước. Chị Nhân cùng 𝔍em trai làm công nhân, lương mỗi tháng chỉ hơn 6 triệu đồng. Từ khi dịch bệnh bùng phát, hai chị em phải nghỉ việc, gia đình bốn miệng ăn phải dựa vào thu nhập khoảng 10 triệu đồng một tháng từ chồng chị làm nghề lái xe.
Mấy hôm nay, đồ ăn được chị Nhân cho vào một n﷽ồi lớn gấp đôi bình thường, nấu một lần ăn cho cả ngày. "Đang mùa dịch nên gia đình tôi và gia đình chị ruột ở phòng kế bên góp lại nấu ăn chung, tiết kiệm được đồng nào đỡ đồng đó", chị Nhâ🧸n giải thích.
Cách đó 2 km, giữa trưa bà Nguyễn Thị Tý (chủ nhà trọ xã Thanh Phú, huyện Bến Lức) mang theo ﷽chiếc túi xách đến khu nhà trọ 32 phòng sát phía sau nhà. Bà Tý gõ cửa từng phòng, nhưng thay vì thu tiền định kỳ như mọi khi, bà thông báo tháng này và tháng sau mọi người sẽ không phải đóng tiền. Cả khu trọ ai cũng vỗ tay vui mừng và cảm ơn bà chủ nhà.
Bà Tý là dân quê gốc Hải Phòng, 14 năm trước vợ chồng con gái bà vào miền Nam lập nghiệp, làm công nhân tại Long An. Sau nhiều năm tích cóp, họ xây được khu nhà trọ, sau đó đón bà vào ở cùng. Cùng là dân xa quê, nên bà dễ đồng cảm cho những công nhân mùa khó khăn này. Mùa dịch năm ngoái, ꦓnhà trọ này cũng đã miễn phí hai tháng cho công nh𒀰ân, mỗi tháng một triệu đồng một phòng.
Năm nay, ngoài miễn tiền, bà chủ nhà 71 tuổi cũng chuẩn bị sẵn cho mỗi phòng một phần quà nho nhỏ, n🅘hằm động viên tinh thần cho đồng hương.
"Dân ở khu trọ này đa số quê từ miền Bắc, ⭕đường sá xa xôi nên dù muốn cũng không có điều kiện để về, nhờ sự chia sẻ của chủ trọ giúp mọi người đỡ vất vả hơn", chị Tăng Thị Loan (33 tuổi, quê Thái Bình), công nhân có hai con 12 tuổi và 6 tuổi cho hay.
Long An có 62 cụm🦋 công nghiệp,♈ 35 khu công nghiệp với khoảng 230.000 công nhân. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đã ngừng hoạt động.
Bà Lê Thị Thu Cúc, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho biết, nhằm chia sẻ với công nhân mùa dịch, đơn vị này phối hợp với các địa phương thường xuyên vận động các chủ nhà trọ hỗ tr✤ợ khó khăn cho công nhân. Đến nay, đã có trên 450 nhà trọ với khoảng 7.000 phòng tại các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc, Tân Trụ, TP Tân An và thị xã Kiến Tường miễn, giảm tiền trọ cho công nhân từ 20 đến 100%, tổng số tiền trên 1,3 tỷ đồng.
Khôn🐎g chỉ Long An, hiện nhiều chủ nhà trọ khác ở TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương... cũng hỗ trợ cho công nhân trong giai đoạn khó khăn.
Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, bà Nguyễn Kim Loan cho biết ở đợt bùng phát dịch lần này công đoàn đã có văn bản gửi UBND địa phương và hội phụ nữ cùng tham gian vận động các chủ n🅺hà trọ miễn, giảm tiền thuê phòng cho công nhân. Một số chủ nhà trọ miễn 100% tiền thuê phòng, số khác giảm từ 200.꧃000 đồng đến 500.000 đồng, tặng thêm gạo, thực phẩm, rau củ cho công nhân.
Theo bà Loan, hiện chưa thống kê nhưng khả năng số lượng chủ nhà trọ miễn, giảm sẽ cao hơn đợ🌌t dịch năm ngoái do năm nay công nhân chịu ảnh hưởng nặng nề hơn. Ở đợt bùng phát dịch đầu năm 2020, đã có 1.170 chủ nhà trọ áp như miễn, giảm, giãn thời gian đóng tiền phòng hoặc tặng nhu yếu phẩm như gạo, mì gói, nước mắm, dầu ăn... cho 15.000 phòng trọ với tổng số tiền hỗ trợ gần 5,5 tỷ đồng.
Hoàng Nam - Lê Tuyết