Trưa 12/7, hai cán bộ phường Đa Kao, quận 1, chạy xe máy rẽ vào con hẻm số 84 Đinh Tiên Hoàng giữa trời trưa nắng 36 độ. Tới ngã ba hẻm, ông Hà Minh Nhựt, cán bộ phường đi bộ đến từng nhà gọi người dân ra nhận tiền.🥃 Nghe tiếng gọi, ông Vương Chí Tài, 72𝓡 tuổi, làm nghề bán vé số, trong nhà rộng chừng 30 m2, bước ra cửa. Sau khi đối chiếu thông tin trong danh sách, ông Tài ký nhận 1,5 triệu đồng tiền hỗ trợ.
Ông Tài sống cùng bốn người thân trong gia đình toàn làm nghề tự do. Khi thành phố ra Chỉ thị 16 cách ly xã hội, các thành viên trong gia đìn🎶h đều nghỉ làm, ở nhà phòng dịch. Nguồn thu nhập từ xấp vé số dạo của ông và người cháu làm nghề giữ xe bị cắt đứt. "Hôm qꦉua, gia đình được trao quà gồm gạo, rau xanh. Nay thêm tiền hỗ trợ này, tôi đỡ vất vả hơn trong những ngày tới", ông Tài nói.
Cách nhà ông tài chừng 10 căn, nhà bà Nguyễn Thị Kim Loan, 65 tuổi cũng 𒐪khó khăn khi cả bốn người đều làm nghề bán hàng rong, lao động tự do kiếm sống. Bà Loan ngồi bệt dưới nền nhà nhìn những hộp nước ngọt, bánh kẹo chất thành một góc trong căn nhà nhỏ. Từ ngày giãn cách xã hội, chiếc xe đẩy trong nhà nằm xếp xó, hàng hóa tồn đọng. Nhiều khi nhìn đống hàng mà bà quệt nước mắt, tủi thân. Ba người còn lại cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự khi họ đều là lao động tự do. Cả bốn người đều được nhận mỗi người 1,5 triệu đồng.
"Chỉ m🐻ong dịch sớm qua, để ai cũng được đi làm t🉐ự nuôi sống bản thân là vui lắm rồi", bà Loan nói và cho biết với số tiền được trao, bà sẽ mua thêm gạo, ít thực phẩm dự trữ, còn lại để dành phòng thân lúc ốm đau.
Theo rà soát của UBND phường Đa Kao, địa bàn hiện có gần 750 người là lao động tự do, bán vé số, hàng rong, chạy xe ba gác, giao hàng bằng xe thô sơ... cần hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 900 triệu đồng. Họ được các tổ dân phố phối hợp cảnh sát khu vực lên danh sách. Phường sẽ tiến hành xét duyệt trong 3 ngày làm việc và chi tr🍷ả sau khi UBND quận 1 đồng ý.
Theo ông Hồ Tiến Huy, Phó chủ tịch UBND phường Đa Kao, phường đã tổ chức phát tiền hỗ trợ tận nhà từ ngày 9/7 với lao động cao tuổi, khuyết tật... hạn chếꦆ khả năng đi lại. Số người còn lại sẽ trao tại trụ sở phường, khu phố hoặc qua thẻ tài khoản của người dân.
"Chúng tôi họp trực tiếp lẫn trực tuyến để đẩy nhanh việc xét duyệt, để người dân sớm nhận được tiền💜. Trong lúc dịch bùng phát thế này, nhiều ngườiജ nghèo rất cần được sẻ chia", ông Huy nói và cho biết phường tiếp tục rà soát để kịp thời hỗ trợ trường hợp cần giúp đỡ.
Là địa phương có nhiều lao động tự do, phường Linh Trung, TP Thủ Đức mới đây đã trao hỗ t🍎rợ cho khoảng 60 người làm nghề bán vé số, bốc vác, thu gom phế liệu... Người dân được cán bộ khu phố mời đến phường nhận tiền theo giờ để đảm bảo giãn cách phòng dịch. Trước khi nhận tiền, họ ph🔴ải rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế, mang khẩu trang.
Theo bà Đoàn Thị Thanh Điệp, Phó chủ tịch UBND phường Linꦺh Trung, bước đầu rà soát, phường xác định có khoảng 1.500 người lao động tự d🍸o cần được hỗ trợ. Với số lao động còn lại, phường tổ chức xét duyệt và sẽ tiếp tục chi trả cho người dân trong tuần này. "Các khu phố, tổ dân phố hướng dẫn các hộ dân cung cấp thông tin theo hướng dẫn của thành phố để phường rà soát, thành lập tổ xét duyệt nhằm hỗ trợ kịp thời cho người dân", bà Điệp nói.
Ông Võ Văn Kính, Trưởng khu phố 1, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức cho biết thống kê lao động mất việc đợt hỗ trợ lần này đơn giản hơn nhờ dữ liệu được lưu trữ từ hồ trợ cấp hồi tháng 4/2020. Người dân cũng không mất nhiều thời gian làm các loại giấy tờ. Khu phố 1 có hơn 200 người 🐲thuộc diện hỗ trợ từ gói 886 tỷ đồng. Cuối tuần trước, cán bộ phường đã đến trao tiền cho người dân.
Hồi cuối tháng 6, TP HCM thông qua gói 886 tỷ đồng hỗ trợ 🅘người dân khó khăn bởi dịch. Ngoài 230.000 lao động tự do (mỗi người nhận 1,5 triệu đồng), gói hỗ trợ còn chi trả cho 80.000 lao động phải dừng việc; 60.000 điểm kinh doanh ở các chợ truyền thống; 9.000 hộ kinh doanh dừng hoạt đღộng; người bị cách ly tập trung; lực lượng tham gia phòng chống dịch...
Đến nay, có hơn 55.000 la🌼o động tự do đã được nhận tiền, với tổng kinh phí gần 83 tỷ đồng, trong đó có 34.000 người chạy xe ôm, 20.000 người bán vé số dạo (8.000 người tạm trú). Việc chi trả cho nhóm người này dự kiến hoàn thành trước 15/7. Sau đó, thành phố sẽ chuyển sang chi trả cho các nhóm khác.
Hà An - Mạnh Tùng