Ngày cuối tháng 7, tại mỏ vàng bãi Ruộng của Công ty TNHH Phước Minh nằm bên đường huyện ĐH1, cách trụ sở UBND xã Phước Thành 300 m, máy múc đang xúc bùn non từ♈ bểᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ chứa lên để chất đống đặc quánh. Hai đống xái vàng rộng hơn 100 m2, cao gần 5 m không được che đậy.
Nước màu trắng đục từ trong hồ thải của mỏ vàng theo một đường ống xả ra con suối ♛b𓆉ên ngoài, đi qua cánh đồng lúa bậc thang và trung tâm xã Phước Thành.
Mỏ vàng bãi Ruộng nằm ở đầu nguồn con suối. Trước khi chảy về hạ du, nước thải chảy qua hàng chục nhà dân🎀, trường tiểu học, mẫu giáo, trạm y tế xã ở hai bên suối. "Nước trắng đục như sữa là do nhà máy nghiền đáꦓ để lấy vàng thải. Do chứa hóa chất nên lội xuống nước bị ngứa", một người dân nói.
Người này kể trước đây nước suối trong xanh, bà con ♕ra tắm giặt và chăn thả gia súc. Từ ngày nhà máy vàng hoạt động, nước ô nhiễm, nhiều lúc có mùi hóa chất. Ngưඣời dân không dám đưa trâu bò ra khu vực có nước thải.
Ông Ngô Văn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Phước Minh, thừa nhận mỏ vàng chưa được cấp phép hoạt động và việc xả nước thải ra môi t🉐rường là "do côn🐎g nhân đang dọn dẹp mỏ". "Quá trình dọn hầm phải đưa đất đá ra ngoài. Công nhân xay nghiền đất đá lấy vàng để kiếm thêm thu nhập", ông Quang nói.
Tuy nhiên, ông Hồ Văn Phức, Chủ tịch xã Phước Thành, c👍ho hay người dân nhiều lần phản ánh và chính quyền cũng nhiều lần nhắc nhở doanh nghiệp này về tình trạng xả nước thải ra khu dân cư gây ô nhiễm.
Theo UBND huyện Phước Sơn, năm 2011, Công ty Phước Minh được cấ﷽p phép khai thác vàng tại bãi Ruộng nhưng hết phép bốn năm sau đó. Trữ lượng khai thác chưa hết, công ty xin gia hạn, tuy nhiên theo Luật Khoáng sản, doanh nghiệp phải đấu giá. Tháng 2/2023, công ty trúng đấu giá 🅺với 7,4 tỷ đồng trên diện tích hơn một hecta.
Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch huyện Phước Sơn, cho biết công ty đã nộp hồ sơ xin cấp phép thăm dò đánh giá trữ lượng và đang làm thủ tục để được cấp phép khai thác. "Huyện sẽ chỉ đạo cơ qua𓃲n chức năng kiểm tra thông tin công ty xả nước thải ra môi trường", ông Trung nói.
Phước Sơn là "thủ phủ" vàng của tỉnh Quảng Nam, có trữ lượng lớn thứ hai cả nước, chỉ sau mỏ Bồng Miêu, huyện Phú Ninh. Huyệ🌳n có 13 mỏ vàng, được cấp phép cho 8 công ty khai thác. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép hai mỏ vàng, UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép 11 mỏ vàng.